Châu Âu đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có

VOV.VN - Nền kinh tế châu Âu, chiếm gần 1/5 GDP thế giới, hiện đang đối mặt với phép thử khó khăn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cách đây hơn 2 năm.

Một loạt rủi ro đang đe dọa đến sự tăng trưởng của châu Âu và đẩy châu lục này đứng trước những điều không chắc chắn.

Giống như Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác, châu Âu đang đối phó với lạm phát tăng cao, tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và có thể đặt dấu chấm hết cho sự phục hồi hậu đại dịch. Châu Âu cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng đầy bấp bênh, nhiệt độ tăng cao và nguy cơ bất ổn về chính trị, những vấn đề gần như đến cùng lúc trong tuần này.

Các nhà kinh tế học cảnh báo một cuộc suy thoái có thể xảy ra ở châu Âu cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

"Chúng ta không ở trong tình thế thuận lợi. Tôi nghĩ nhiều khả năng chúng ta sẽ có một cuộc suy thoái ở châu Âu vào mùa Đông", Erik Nielsen, trưởng nhóm cố vấn kinh tế thuộc Ngân hàng UniCredit của Italy cho hay.

Khủng hoảng năng lượng

Mối lo ngại lớn nhất với nền kinh tế châu Âu lúc này chính là việc tiếp cận năng lượng. Châu Âu lo ngại rằng Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt để đáp trả các biện pháp trừng phạt cứng rắn vì cuộc chiến ở Ukraine, khiến EU rơi vào một cú sốc lớn.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết nếu khí đốt từ Nga ngừng chảy sang châu Âu, những quốc gia dễ tổn thương như Slovakia, Cộng hòa Séc và Hungary có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong khi các nhà quan sát hàng đầu Đức dự đoán nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể mất 220 tỷ euro trong 2 năm tới.

Hiện nay, 12 nước thành viên EU đã cắt giảm toàn bộ hoặc một phần nguồn cung khí đốt từ Nga, Ủy ban châu Âu cho hay sau khi tiết lộ kế hoạch khẩn cấp để đảm bảo khí đốt cho mùa Đông tới. Dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện bằng chưa tới 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, Ủy ban châu Âu cho hay.

Những lo ngại của châu Âu cũng gia tăng từ khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đóng cửa đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 cho việc bảo trì theo kế hoạch cách đây 10 ngày. Động thái này đã đẩy giá khí đốt châu Âu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3. Theo S&P Global Platts, khí đốt chảy qua đường ống trên có vai trò vô cùng cần thiết và từng đáp ứng tới 12% nhu cầu của EU.

Lượng khí đốt tới Đức qua Dòng chảy phương Bắc 1 đã giảm mạnh thậm chí trước cả khi việc bảo trì bắt đầu. Lượng khí đốt này đã giảm 60% vào tháng trước, buộc Berlin phải tuyên bố tình trạng "khủng hoảng năng lượng".

Dù vậy, ngày 21/7, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã nối lại hoạt động bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc. Động thái này giúp giảm bớt lo ngại về khan hiếm nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Dù vậy, hiện chưa rõ số lượng khí đốt sẽ được cung cấp trở lại qua đường ống này.

"Những gì chúng ta đối mặt là một khoảng thời gian không chắc chắn kéo dài. Điều này sẽ không tốt cho hoạt động kinh doanh", Guillaume Menuet, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược đầu tư của Ngân hàng Citi Private tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đánh giá.

Lạm phát

Lạm phát hàng năm ở châu Âu đã tăng lên 9,6% vào tháng 6/2022. Con số này cũng đạt 8,6% ở 19 nước sử dụng đồng euro. Để áp giá trần, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ bắt đầu tăng tỷ lệ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011 nhưng họ cũng đối mặt với thách thức to lớn để khiến tình hình nằm trong tầm kiểm soát.

ECB chưa từng tăng lãi suất trong 11 năm qua. Lãi suất tiền gửi liên tục ở mức âm kể từ năm 2014. Và nếu việc thiếu năng lượng đẩy khu vực này vào một cuộc suy thoái, ngân hàng trung ương có thể buộc phải dừng tăng tỷ lệ lãi suất, cản trở khả năng đối phó với lạm phát.

Nếu suy thoái xảy ra, lạm phát có thể dừng lại mà không cần nhiều sự can thiệp từ ngân hàng trung ương. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng hệ quả của nó là sự bắt đầu của một làn sóng thất nghiệp

Biến đổi khí hậu

Cháy rừng đang lan rộng khắp Tây Ban Nha và Pháp khi một đợt nắng nóng khủng khiếp quét qua khu vực này và có thể gây trở ngại cho hoạt động kinh tế.

Gần một nửa châu Âu, trong đó có nước Anh đang đứng trước nguy cơ hạn hán, các nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban châu Âu cho hay ngày 19/7.

Trong khi đó, Đức đang đối phó với việc mực nước sông Rhine sụt giảm, vốn được coi là một huyết mạch thương mại quan trọng. Ngoài ra cũng có những dấu hiệu cho thấy việc vận chuyển hàng hóa đang bị ảnh hưởng.

Điều đó có thể gia tăng sức ép cho những ngành sản xuất quan trọng của Đức. Các nhà nghiên cứu tại Viện Kiel cho rằng trong 30 ngày mực nước thấp, sản lượng công nghiệp của Đức đã giảm 1%.

Bất ổn chính trị

Trong khi đó, những vấn đề chính trị cũng nảy sinh ở Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 EU. Thủ tướng Italy Mario Draghi đang cố gắng duy trì quyền lực sau khi liên minh đảng cầm quyền của ông đứng trước sụp đổ vào tuần trước. Ông cũng yêu cầu các nghị sĩ ngày 20/7 ủng hộ chính phủ đoàn kết quốc gia trong nỗ lực tránh một cuộc bầu cử sớm.

Trước đó, ngày 14/7, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã nộp đơn từ chức lên Tổng thống Italy với lý do không còn nhận được sự ủng hộ của đảng “Phong trào 5 sao”, vốn là đảng lớn nhất trong chính phủ Liên minh, làm dấy lên lo ngại chính trường Italy rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới trong bối cảnh nước này đối mặt với hàng loạt thách thức về lạm phát, khủng hoảng năng lượng và xung đột Nga - Ukraine.

Dù vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện Italy chiều 20/7 nhưng với việc có thêm 2 đảng trong chính phủ liên minh là đảng Liên đoàn và đảng “Tiến lên Italy” từ chối tham gia bỏ phiếu, chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi đang đứng trước bờ vực sụp đổ.

Nguy cơ suy thoái

Các nhà kinh tế học dự báo kinh tế EU sẽ tăng trưởng 2,7% vào năm 2022 và 1,5% vào năm 2023. Tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm dự kiến sẽ cao kỷ lục ở mức 8,3% vào năm nay trước khi giảm xuống 4,6%.

Mặc dù cho rằng suy thoái không phải là một kết cục được định trước cho EU nhưng nguy cơ này vẫn đang gia tăng. Một cuộc khảo sát các giám đốc tài chính của châu Âu do Ngân hàng Mỹ tổ chức công bố vào tuần này cho thấy 86% những người được hỏi cho rằng suy thoái sẽ xảy ra vào năm tới, tăng 54% so với tỷ lệ hồi tháng 6./.

Siết vòng trừng phạt thứ 7 với Nga, châu Âu có gặp khó?

VOV.VN - Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua gói trừng phạt thứ 7 với Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu vàng của Moscow. Vòng trừng phạt này không cấm nhập khẩu khí đốt và cũng không có các biện pháp trừng phạt bổ sung với dầu của Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ chính trường Italy tới nguy cơ khủng hoảng chính trị tại châu Âu
Từ chính trường Italy tới nguy cơ khủng hoảng chính trị tại châu Âu

VOV.VN - Sau khi Anh rời EU vì Brexit, trong vài năm qua, châu Âu đang có xu hướng xây dựng bộ ba Đức-Pháp-Italy làm lãnh đạo trụ cột. Do đó, bất cứ bất ổn nào tại Italy cũng đều sẽ có tác động lớn đến châu Âu.

Từ chính trường Italy tới nguy cơ khủng hoảng chính trị tại châu Âu

Từ chính trường Italy tới nguy cơ khủng hoảng chính trị tại châu Âu

VOV.VN - Sau khi Anh rời EU vì Brexit, trong vài năm qua, châu Âu đang có xu hướng xây dựng bộ ba Đức-Pháp-Italy làm lãnh đạo trụ cột. Do đó, bất cứ bất ổn nào tại Italy cũng đều sẽ có tác động lớn đến châu Âu.

Cơn ác mộng của châu Âu nếu Nga đáp trả bằng công cụ mạnh nhất
Cơn ác mộng của châu Âu nếu Nga đáp trả bằng công cụ mạnh nhất

VOV.VN - Nếu Nga sẵn sàng mạnh tay cắt vĩnh viễn nguồn cung khí đốt, đó sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp của châu Âu với những hệ quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị, xã hội.

Cơn ác mộng của châu Âu nếu Nga đáp trả bằng công cụ mạnh nhất

Cơn ác mộng của châu Âu nếu Nga đáp trả bằng công cụ mạnh nhất

VOV.VN - Nếu Nga sẵn sàng mạnh tay cắt vĩnh viễn nguồn cung khí đốt, đó sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp của châu Âu với những hệ quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị, xã hội.

Tỷ giá euro – USD “thủng đáy”: Triển vọng ảm đạm với kinh tế châu Âu
Tỷ giá euro – USD “thủng đáy”: Triển vọng ảm đạm với kinh tế châu Âu

VOV.VN - Tỷ giá giữa euro và USD thời gian qua giảm sâu và lần đầu tiên sau 20 năm, giá euro đang ngang bằng với USD.

Tỷ giá euro – USD “thủng đáy”: Triển vọng ảm đạm với kinh tế châu Âu

Tỷ giá euro – USD “thủng đáy”: Triển vọng ảm đạm với kinh tế châu Âu

VOV.VN - Tỷ giá giữa euro và USD thời gian qua giảm sâu và lần đầu tiên sau 20 năm, giá euro đang ngang bằng với USD.

Đồng euro ngang giá đồng USD tác động ra sao tới Mỹ và châu Âu?
Đồng euro ngang giá đồng USD tác động ra sao tới Mỹ và châu Âu?

VOV.VN - Khi đồng euro giảm xuống mức gần bằng với đồng USD, các chuyên gia cho rằng sự trượt giá của đồng euro sẽ không dừng lại ở đó. Trong khi đồng euro lao dốc khiến người tiêu dùng châu Âu lo lắng, du khách Mỹ đến thăm châu Âu lại có thể hưởng lợi.

Đồng euro ngang giá đồng USD tác động ra sao tới Mỹ và châu Âu?

Đồng euro ngang giá đồng USD tác động ra sao tới Mỹ và châu Âu?

VOV.VN - Khi đồng euro giảm xuống mức gần bằng với đồng USD, các chuyên gia cho rằng sự trượt giá của đồng euro sẽ không dừng lại ở đó. Trong khi đồng euro lao dốc khiến người tiêu dùng châu Âu lo lắng, du khách Mỹ đến thăm châu Âu lại có thể hưởng lợi.

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine
Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

VOV.VN - Theo The Conversation, viễn cảnh chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine sẽ chỉ đạt được thông qua các cuộc đàm phán thành công giữa các nước châu Âu và Moscow.

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

Vai trò của châu Âu trong việc chấm dứt xung đột Nga – Ukraine

VOV.VN - Theo The Conversation, viễn cảnh chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine sẽ chỉ đạt được thông qua các cuộc đàm phán thành công giữa các nước châu Âu và Moscow.