Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN kiến nghị những sửa đổi cấp thiết

VOV.VN - Thương nhân phân phối xăng dầu kiến nghị được mua bán xăng dầu của nhau; doanh nghiệp bán lẻ đề nghị tách cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp đầu mối ra khỏi hệ thống, quy định chi phí định mức tối thiểu…

Liên quan đến Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương hoàn thiện trình Chính phủ, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương diễn ra mới đây, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến về quy định không cho các thương nhân phân phối (TNPP) xăng dầu mua chéo của nhau.

Làm rõ thêm về quy định này, ông Chinh cho biết, DN được làm những gì pháp luật không cấm, nhưng xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. “Quy định TNPP xăng dầu không được mua bán xăng dầu của nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, vừa giúp loại bỏ số liệu “ảo” về lượng xăng dầu tiêu thụ, giảm bớt khâu trung gian”, ông Chinh giải thích và thông tin rằng, Vụ Thị trường trong nước không ngăn cản các TNPP phối đáp ứng các điều kiện để trở thành DN đầu mối (DNĐM).

Thông tin thêm về quan điểm xây dựng Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho biết, khi xây dựng Dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội nghị, toạ đàm để lấy ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị. Đồng thời sẽ xây dựng 2 phương án về TNPP và xin ý kiến của thành viên Chính phủ.

“Việc tạo ra thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với điều kiện trong nước hiện nay là hoàn toàn khả thi. Quan điểm khi xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu là tiếp cận thị trường, giảm bớt trung gian”, ông Tân nói.

Trước đó, cộng đồng các doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) và TNPP đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ kiến nghị sửa đổi Nghị định với nhiều nội dung cấp thiết. Trong đó, các DN đề nghị tách các DNĐM ra khỏi hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu của họ để các cửa hàng này hạch toán độc lập về tài chính và độc lập về pháp nhân điều hành.

“Điều này tạo ra hoạt động kinh doanh có cạnh tranh công bằng, từ đó làm cho thị trường hoạt động tốt hơn, nhà nước phân cấp quản lý thuận tiện hơn, thu thuế đúng và đủ hơn”, các DN bày tỏ quan điểm. 

Theo phân tích của cộng đồng DN bán lẻ và phân phối, các DNĐM là đơn vị duy nhất được tạo nguồn hàng từ nhập khẩu và mua hàng từ 2 nhà máy lọc hóa dầu trong nước sau đó làm cả bán lẻ. Theo Dự thảo Nghị định mới, họ còn được giao quyền định đoạt giá bán lẻ, việc giao quyền như vậy là vi phạm Luật Cạnh tranh, vì các cửa hàng bán lẻ của DNĐM luôn được ưu tiên bao bọc về nguồn hàng, về lợi nhuận còn các CHBL khác phải “tự bơi”.

“Chiết khấu do DNĐM “ban phát” cho DNBL bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu, chiết khấu 0 đồng DNBL cũng phải bán hàng và bán xuyên suốt. Giá bán lẻ được quy định nhưng chiết khấu lại thả nổi trong khi DNĐM tìm mọi cách đầu cơ chờ giá để hưởng lợi bằng cách liên tục điều chỉnh lượng hàng bán ra, thậm chí sẵn sàng ngưng bán để chờ điều chỉnh giá. Giá bán lẻ theo giá thành phẩm, đôi khi còn phải co giản theo quỹ bình ổn, còn chiết khấu nhanh nhạy điều chỉnh liên tục theo giá dầu thế giới”, các DN chỉ ra.

Với thực tế nêu trên, các DNBL và TNPP kiến nghị cần thiết quy định chi phí định mức tối thiểu ở khâu bán lẻ. Chi phí này bắt buộc phải phân phối cho DNBL bằng quy định cụ thể, không để cho DNĐM tự quyết định cho mức chiết khấu. Nếu không quy định chi phí định mức đối với khâu bán lẻ, Nghị định cần quy định DNBL được quyền nghỉ bán khi thấy chiết khấu thấp, bán hàng không hiệu quả.   

Cùng với đó, Dự thảo Nghị định cần quy định DNBL và TNPP được quyền mua xăng dầu từ nhiều nguồn khác nhau để điều tiết nguồn hàng cung cầu theo quy luật kinh tế thị trường. DNBL được giao nhận xăng dầu theo nhiệt độ quy chuẩn D15 độ C cùng 1 mức với quy chuẩn giao nhận của DNĐM, nhằm giảm hao hụt trong vận chuyển và kinh doanh cho DNBL tại những vùng, khu vực có chênh lệch lớn về nhiệt độ tự nhiên.

Đồng thời, Dự thảo Nghị định chỉ quy định về giá cơ sở, bao gồm giá trung bình từ ít nhất 3 sàn xăng dầu có lượng nhập khẩu nhiều nhất; các loại thuế, phí; các chi phí đưa xăng dầu về kho cảng giao cho DNĐM quyết định; các chi phí đưa xăng dầu về đến tay người tiêu dùng do TNPP và DNBL quyết định;

Nghị định không quy định cận giá bán tối đa bằng bất kỳ hình thức nào, nhưng có cơ chế thanh tra, kiểm tra, chế tài đối với hành vi trục lợi đẩy giá. Cấp thiết loại bỏ các rào cản và can thiệp để giá xăng dầu được xác định minh bạch theo quy luật của thị trường. Điều này nhằm đảm bảo rằng giá cả phản ánh đúng cung cầu, khuyến khích sự cạnh tranh và nâng cấp nền năng lượng quốc gia.

“Nhà nước ban hành các quy định, quy chế chống mua bán lòng vòng, chuyển giá, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế. Thương nhân kinh doanh xăng dầu tự quyết định chi phí và lợi nhuận từ đó quyết định giá bán đến tay người tiêu dùng. Quyền quyết định giá bán xăng dầu theo hướng: DNĐM quyết định giá bán buôn mức 1; TNPP quyết định giá bán buôn mức 2 và DNBL quyết định giá bán lẻ”, các DN đề nghị.

Các DN cũng đề nghị Nhà nước quy định mô hình thị trường xăng dầu, quy định các điều kiện tiêu chuẩn đối với các mức thương nhân với mục tiêu giảm thiểu tối đa các giấy phép con, thủ tục hành chính rườm rà. Đồng thời, Nhà nước nghiên cứu ban hành Luật xăng dầu và cần thiết phải sớm nghiên cứu hành lang pháp lý cho lập các sàn xăng dầu trong năm 2025 để phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán xăng dầu nội địa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN bán lẻ chỉ ra sự thiên vị và bất công
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN bán lẻ chỉ ra sự thiên vị và bất công

VOV.VN - Các DN bán lẻ xăng dầu đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ trình bày chi tiết về những bất công, những chiêu trò rất phản cảm không thể chấp nhận được trong kinh doanh xăng dầu, nhằm xây dựng Nghị định xăng dầu mới cơ bản hơn, phù hợp hơn trong tình hình mới.

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN bán lẻ chỉ ra sự thiên vị và bất công

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN bán lẻ chỉ ra sự thiên vị và bất công

VOV.VN - Các DN bán lẻ xăng dầu đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ trình bày chi tiết về những bất công, những chiêu trò rất phản cảm không thể chấp nhận được trong kinh doanh xăng dầu, nhằm xây dựng Nghị định xăng dầu mới cơ bản hơn, phù hợp hơn trong tình hình mới.

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định
Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.