Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 35 tỷ USD

VOV.VN -NHNN cũng sẽ áp dụng chính sách tỷ giá ổn định, từ nay đến cuối năm nếu có giảm thì chỉ giảm 1%.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tư nhân diễn ra sáng nay (28/4), tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết: Tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ sẽ ổn định trong năm nay và cả năm sau. Mặt bằng lãi suất sẽ cơ bản giữ như hiện nay, giảm 1,5-2% lãi suất các khoản. Nếu có cơ hội, NHNN sẽ tiếp tục giảm lãi suất. Tỷ giá sẽ cơ bản ổn định như hiện nay, từ nay đến cuối năm nếu có giảm thì chỉ giảm 1%.

“Thanh khoản ngân hàng đang rất tốt, bảo đảm khi nào cầu vốn cần thì có vốn đưa ra ngay mà không bị ách tắc. Dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhất, đạt trên 35 tỷ USD” – Thống đốc cho biết.

Cũng theo Thống đốc, hiện nay dư nợ của các DN vừa và nhỏ chiếm tới 60% dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng. Nếu khu vực này khó khăn thì ngân hàng trực tiếp khó khăn. Hệ thống cơ chế, chính sách đối với DN vừa và nhỏ cơ bản đã đầy đủ, vấn đề là triển khai làm sao cho hiệu quả.

Về phản ánh của các DN cho rằng, các ngân hàng thận trọng khi cho DN vừa và nhỏ vay vốn, Thống đốc cho biết: Việc cho vay với các DN này có nhiều rủi ro, nguy cơ nợ xấu cao.

Lãi suất có giảm nữa không? Theo Thống đốc, nhiều nơi ngân hàng không thể hạ lãi suất được nữa, nhưng DN vẫn không chịu được thì địa phương vào cuộc, hỗ trợ phần lãi suất đó để tạo điều kiện cho DN.

Mục tiêu của NHNN là giảm lãi suất suốt 2 năm qua, đến nay lãi suất đã tốt hơn rất nhiều 2-3 năm trước. Giảm nữa hay không phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô. Vốn ngân hàng là của dân. Giảm nữa thì dân có gửi tiền nữa hay không, hay họ sẽ đầu tư vào các nguồn khác. Vì vậy phải cân nhắc lợi ích hài hòa, bảo đảm sự bền vững, tránh chính sách giật cục. Chính sách tiền tệ phải ổn định để giữ niềm tin của DN, của người dân. “Cứ 15 ngày NHNN lại phân tích 1 lần về tiền tệ, lãi suất, nếu có cơ hội thì NHNN sẽ giảm, nhưng phải dựa trên diễn biến của kinh tế vĩ mô, hài hòa lợi ích các bên” – Thống đốc nói.

Thống đốc cho biết thêm: đến hôm nay lãi suất cho vay trên 13% chỉ chiếm 16% trên tổng dư nợ; lãi suất trên 15% chỉ 5%... Trong khi đó tại thời điểm 15/7/2012, 70% dư nợ có lãi suất trên 15%.

Làm rõ hơn về con số16% trên tổng dư nợ có lãi suất trên 13%, Thống đốc cho biết, chủ yếu ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng (Điều này tránh được việc cho vay nặng lãi của nền kinh tế);  cho vay bất động sản (dự án có lãi thì DN sẵn sàng vay để thực hiện dự án); nợ quá hạn (ngân hàng áp dụng lãi suất phạt, nhiều ngân hàng sẵn sàng xóa lãi suất phạt nếu DN trả được nự gốc). “Lãi suất cao không rơi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh” – Thống đốc khẳng định.

Thống đốc cũng bày tỏ sự vui mừng khi tại Hội nghị hôm nay, DN đã ít kêu ca về tín dụng, ngân hàng hơn, trừ những kiến nghị của DN vừa và nhỏ, trong đó có vấn đề lãi suất ngân hàng vẫn cao so với khả năng của các DN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gì với Thủ tướng?
Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gì với Thủ tướng?

VOV.VN -DN mong muốn được thường xuyên đối thoại với Thủ tướng và cần sửa đổi Luật DN, Luật đầu tư theo hướng thông thoáng hơn…

Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gì với Thủ tướng?

Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gì với Thủ tướng?

VOV.VN -DN mong muốn được thường xuyên đối thoại với Thủ tướng và cần sửa đổi Luật DN, Luật đầu tư theo hướng thông thoáng hơn…

VAMC có thể bắt đầu bán nợ xấu từ quý III
VAMC có thể bắt đầu bán nợ xấu từ quý III

Ngoài việc bán nợ, VAMC có thể đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục vay để khôi phục hoạt động và tiếp tục trả nợ.

VAMC có thể bắt đầu bán nợ xấu từ quý III

VAMC có thể bắt đầu bán nợ xấu từ quý III

Ngoài việc bán nợ, VAMC có thể đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục vay để khôi phục hoạt động và tiếp tục trả nợ.

Cần thay đổi chính sách về tỷ giá?
Cần thay đổi chính sách về tỷ giá?

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, việc duy trì quá lâu chế độ tỷ giá ổn định, xu hướng đánh giá cao đồng nội tệ gây khó cho nền kinh tế.

Cần thay đổi chính sách về tỷ giá?

Cần thay đổi chính sách về tỷ giá?

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, việc duy trì quá lâu chế độ tỷ giá ổn định, xu hướng đánh giá cao đồng nội tệ gây khó cho nền kinh tế.