Dừng mua sắm ôtô, tiết kiệm 514,4 tỷ đồng

(VOV) -Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2011 tổng số kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm là 1.081,4 tỷ đồng, trong đó: ôtô 514,4 tỷ đồng.

Báo cáo đánh giá của Chính phủ về những kết quả, hạn chế khi triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) (có hiệu lực từ 2006) đã cho biết như vậy.

Sáng 5/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) tại Hội trường.

Cải cách tiền lương tiết kiệm 11.543,7 tỷ đồng

Về những kết quả đạt được, theo Chính phủ, công tác quản lý, sử dụng kinh phí NSNN chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán NSNN, nhiệm vụ chi được phân loại theo thứ tự ưu tiên, hạn chế bổ sung ngoài dự toán, ứng vốn; thực hiện chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định.

Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phân bổ dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp dưới đúng thời gian quy định; tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương. Từ năm 2006 đến 2012, tổng số tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngoài lương và có tính chất lương của các cơ quan, đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương là 11.543,7 tỷ đồng; trong đó khối cơ quan trung ương là 2.846 tỷ đồng, khối cơ quan địa phương là 8.697,7 tỷ đồng.

Cũng theo Chính phủ, từ năm 2011, các Bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc tạm dừng mua sắm, trang bị mới xe ô tô, điều hoà nhiệt độ, trang thiết bị văn phòng; tiết giảm  chi phí xăng, dầu, điện, nước, văn phòng phẩm, chi tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước… theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2011 tổng số kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm là 1.081,4 tỷ đồng, trong đó: ôtô 514,4 tỷ đồng, điều hoà nhiệt độ là 184,6 tỷ đồng, thiết bị văn phòng là 328 tỷ đồng và các tài sản khác là 54,3 tỷ đồng.

Từ 2006 - 2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác  2.398  tỷ  đồng. Từ 2006 - tháng 7/2012, hệ thống kho bạc nhà nước đã thực hiện kiểm soát và phát hiện trên 219.000 khoản chi của hơn 96.443 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, đã từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng 2.086 tỷ đồng.

Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh đến chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chi tiêu tài chính. Theo đó, đến năm 2012, các Bộ, cơ quan ở Trung ương đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện chế độ tự chủ đến từng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhiều cơ quan đã tiết kiệm được kinh phí, tạo nguồn để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức. Mức chi trả thu nhập tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm được ở các Bộ, ngành, địa phương, bình quân khoảng từ 0,1 lần đến 0,5 lần mức lương cấp bậc, chức vụ (đối với cơ quan nhà nước) và từ 0,5 lần đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc của đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp).

Sửa luật là cần thiết

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).

Theo đó, Luật THTK, CLP đã bộc lộ một số hạn chế: nhiều quy định của Luật chưa cụ thể, còn mang tính hiệu triệu, khó áp dụng; một số quy định không phù hợp với tình hình thực tế; nhiều vấn đề phát sinh chưa được điều chỉnh kịp thời...

Uỷ ban TCNS nhận thấy, nội dung quy định về các cơ chế nêu trên trong Dự thảo luật chưa tương xứng để có thể bảo đảm hình thành một cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả như yêu cầu đặt ra.

Vì vậy, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực tế, Dự thảo luật cần bổ sung các quy định chi tiết và rõ ràng hơn về: Cơ chế công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Cơ chế phát hiện, phản ánh, tố giác hành vi lãng phí; hình thức thông tin cụ thể cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận thông tin, cơ quan có thẩm quyền xử lý; Trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp nhận, xử lý thông tin lãng phí; Bổ sung quy định cụ thể hơn về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, bao gồm cả kiểm toán nội bộ về THTK, CLP, theo đó, các hoạt động này phải được tăng cường hơn so với hiện nay, bảo đảm tính định kỳ, bao quát các lĩnh vực thường xảy ra lãng phí.

Một số ý kiến cho rằng, phạm vi các lĩnh vực phải thực hiện công khai được quy định trong Dự thảo luật còn hẹp. Trong khi đó, để đánh giá chất lượng THTK, CLP thì yêu cầu công khai việc sử dụng các nguồn lực là căn cứ quan trọng. Vì vậy, đề nghị rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng các nguồn lực công, các văn bản trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng để bổ sung đầy đủ, toàn diện hơn, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Các ủy viên của Ủy ban này cũng cho rằng, vấn đề cốt lõi của công khai trong THTK, CLP là phải công khai hiệu quả sử dụng nguồn lực, bao gồm hiệu quả sử dụng nguồn lực từ NSNN, từ tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác; công khai việc tuân thủ quy định của pháp luật về THTK, CLP; công khai những kết quả trong THTK, CLP. Vì vậy, bên cạnh những lĩnh vực Dự thảo luật quy định phải công khai như dự toán, phân bổ NSNN, quy hoạch, kế hoạch thì cần có quy định nhấn mạnh trọng tâm công khai hiệu quả sử dụng các nguồn lực để từ đó có thể nhìn nhận, đánh giá được việc THTK, CLP một cách hữu hiệu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều địa phương lãng phí vốn trái phiếu chính phủ
Nhiều địa phương lãng phí vốn trái phiếu chính phủ

(VOV) -Tình trạng vi phạm việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình khá phổ biến ở một số địa phương...

Nhiều địa phương lãng phí vốn trái phiếu chính phủ

Nhiều địa phương lãng phí vốn trái phiếu chính phủ

(VOV) -Tình trạng vi phạm việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình khá phổ biến ở một số địa phương...

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí
Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Chất lượng đào tạo thấp-lãng phí nguồn nhân lực quốc gia
Chất lượng đào tạo thấp-lãng phí nguồn nhân lực quốc gia

(VOV) - Việc cho phép mở nhiều trường ĐH, CĐ khiến chất lượng đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.

Chất lượng đào tạo thấp-lãng phí nguồn nhân lực quốc gia

Chất lượng đào tạo thấp-lãng phí nguồn nhân lực quốc gia

(VOV) - Việc cho phép mở nhiều trường ĐH, CĐ khiến chất lượng đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách
Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

(VOV) -Chính phủ cần xác định địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm minh những ai làm thất thoát nguồn lực quốc gia.

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

Cần nêu đích danh cơ quan, tổ chức lãng phí ngân sách

(VOV) -Chính phủ cần xác định địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm minh những ai làm thất thoát nguồn lực quốc gia.