Gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng biến thành “nợ khó đòi”

VOV.VN - Trong tổng số hơn 2.115 tỷ đồng tiền tạm ứng, hiện đã có tới gần 1.000 tỷ đồng quá hạn, trở thành “nợ khó đòi” là thực trạng chung tại hàng loạt dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Các nhà thầu đã tạm ứng hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư công tại tỉnh Đắk Lắk, nhưng hàng loạt dự án chậm trễ triển khai thi công khiến khoản tạm ứng quá hạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Đòi lại tiền, Đắk Lắk sẽ có điều kiện tăng tỷ lệ giải ngân ở các dự án có tiến độ tốt. Tuy nhiên đây là bài toán khó vì không ít trường hợp doanh nghiệp đang gặp sự cố trong sản xuất kinh doanh, tiền tạm ứng biến thành nợ khó đòi. Mặt khác UBND tỉnh cũng lo rằng, nếu thu hồi tiền và chấp nhận dự án bị chậm tiến độ có thể bị Trung ương cắt vốn đầu tư.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai giai đoạn 2020-2023 có tổng mức đầu tư 1.509 tỷ đồng, đến nay đã bố trí vốn 1.044 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ dự án rất chậm với khối lượng thi công chỉ đạt khoảng 8%, tương ứng với giá trị thi công khoảng 80 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền tạm ứng của các nhà thầu lên đến hơn 220 tỷ đồng.

Ông Phan Xuân Bách, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk - chủ đầu tư dự án cho biết, một số nhà thầu tạm ứng nhưng hầu như không thi công, tiền tạm ứng trở thành “khoản nợ khó đòi”.

Điển hình là trường hợp Công ty TNHH Phương Đông (số 47 đường Thái Phiên, TP Buôn Ma Thuột) - nhà thầu phụ của gói thầu số 3 thuộc Dự án đã tạm ứng hơn 44 tỷ đồng và được một ngân hàng bảo lãnh vô điều kiện. Tuy nhiên, công ty này đã xảy ra sự cố và phải thay người đại điện pháp luật.

Chủ đầu tư đã đốc thúc nhiều lần nhưng đã gần 1 năm, doanh nghiệp này không thực hiện các phần việc phải làm theo hợp đồng. Chủ đầu tư đã phải 2 lần làm văn bản thu hồi hơn 44 tỷ đồng này từ phía ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng chưa xử lý xong.

“Trong hợp đồng có quy định các mốc hoàn ứng vốn lần 1, lần 2, lần 3 nhưng trong 3 tháng không hoàn ứng khối lượng công việc nào, căn cứ theo Nghị định 99 năm 2021 yêu cầu phải thu hồi. Quyết định này sẽ không gửi công ty vì ngân hàng đứng ra bảo đảm, nên bây giờ có lấy lại được vốn hay không lại tùy thuộc vào phía ngân hàng”, ông Bách cho biết.

Tiền tạm ứng quá hạn trở thành “nợ khó đòi” cũng là thực trạng chung tại hàng loạt dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, trong tổng số hơn 2.115 tỷ đồng tiền tạm ứng thì có tới gần 1.000 tỷ đã quá hạn. Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các cấp ngành của tỉnh có giải pháp thu hồi số tiền tạm ứng này.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh cũng đã ra văn bản thu hồi tiền vừa nêu, nhưng cũng chỉ đạo các cơ quan của tỉnh hết sức cân nhắc để tránh trường hợp thu hồi xong lại bị rút vốn.

“Kho bạc đã có báo cáo và đề nghị thu hồi hết các khoản nợ, nhưng nếu kho bạc thu hồi thì dự án không có tiền trả cho dân, ví dụ như đền bù. Trường hợp như dự án Krông Pách thượng còn khoảng 400 tỷ đồng để trả tiền đền bù cho dân nếu bị thu hồi, Trung ương rút hết về tỉnh sẽ không có 400 tỷ đồng trả cho dân, nên vướng mắc hiên nay vẫn là thu hồi bằng cách nào, nằm ở khoản gì và làm như thế nào”, ông Nghị thắc mắc.

Nghị Định 99 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công đã quy định chi tiết, cụ thể về tạm ứng vốn và thu hồi vốn tạm ứng. Trong đó quy định, vốn tạm ứng quá hạn thu hồi sau 3 tháng kể từ thời điểm phải thu hồi vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện, hoặc khi phát hiện nhà thầu sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm soát, thanh toán để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước.  

Thế nhưng, tại Đắk Lắk vẫn có những trường hợp vốn tạm ứng quá hạn cả năm. Điều này đặt ra vấn đề, liệu rằng có xảy ra việc, hàng chục, hàng trăm tỷ đồng vốn nhà nước bị các nhà thầu, các doanh nghiệp sử dụng vào mục đích khác nhằm trục lợi hay không. Đây là điều các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp quản lý vốn hiệu quả hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ ban hành Nghị quyết nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Chính phủ ban hành Nghị quyết nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.

Chính phủ ban hành Nghị quyết nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ ban hành Nghị quyết nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.

Khánh Hòa cam kết hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa cam kết hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hơn 3.500 tỷ đồng, tuy nhiên, đến nay cả tỉnh mới chỉ giải ngân được hơn 45% số kinh phí này.

Khánh Hòa cam kết hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Hòa cam kết hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hơn 3.500 tỷ đồng, tuy nhiên, đến nay cả tỉnh mới chỉ giải ngân được hơn 45% số kinh phí này.

Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022
Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022

VOV.VN - Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022, nơi thầy trò HLV Park Hang Seo nằm ở bảng B cùng với Malaysia, Singapore, Myanmar và Lào.

Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022

Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022

VOV.VN - Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2022, nơi thầy trò HLV Park Hang Seo nằm ở bảng B cùng với Malaysia, Singapore, Myanmar và Lào.