Giá thuốc và chuyện “làm giá”
Khảo sát thực tế tại thị trường tân dược trước “thềm” Thông tư 50 có hiệu lực, với những phương thức quản lý lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng như hiện nay, câu chuyện giá thuốc sẽ vẫn chưa có hồi kết.
- Chính thức triển khai gói giải pháp 29.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp
- Ưu đãi thuế cho hơn 70.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, Thông tư liên tịch số 50 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Công thương về hướng dẫn quản lý giá thuốc sẽ chính thức có hiệu lực. Rất nhiều người hy vọng, khi thông tư mới với những quy định “siết chặt” hơn, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận với giá thuốc “đích thực” thay vì phải bỏ tiền để mua những loại thuốc với giá “trên trời” như hiện nay. Tuy nhiên...
Mang đơn thuốc có kê thuốc hoạt huyết dưỡng não, dầu bạch hổ, hoàn an thần đến hiệu thuốc tại phố Nghĩa Tân, Hà Nội, chị Thu Hoài “giật mình” khi chủ cửa hàng thông báo, giá mấy loại thuốc này đều tăng trung bình từ 15đồng/loại. Khi chị Hoài thắc mắc về mức giá này, chủ cửa hàng giải thích, thuốc bị tăng giá từ công ty chứ cửa hàng “dại” gì tăng cho mất khách. Theo lời chủ cửa hàng này thì hầu như tháng nào, các công ty cũng gửi báo giá về cửa hàng để điều chỉnh tăng giá thuốc. Thậm chí, nếu chưa kịp gửi sẽ trực tiếp gọi điện để cửa hàng kịp điều chỉnh tăng giá.
Giá thuốc phải "gánh" thêm hàng chục loại phí |
Giống như chị Hoài, bác Nguyễn Thị Mai ở Thái Hà, Hà Nội cũng bị “sốc” khi đơn thuốc tim mạch với gần mười loại thuốc được cửa hàng thuốc ở quận Hai Bà Trưng báo lại là tăng hơn 200 nghìn đồng so với giá mua hồi tháng 2.
Khi thuốc tăng giá, tức là “hầu bao” của người bệnh thêm một lần thâm thủng. Tuy nhiên, người bệnh không có lựa chọn khác bởi đã mua thuốc thì không có giảm giá, mặc cả. Và điều kỳ lạ là, dù câu chuyện tăng giá thuốc hầu như tháng nào, năm nào cũng được cơ quan chức năng, Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược VN cập nhật nhưng người mua vẫn thấy mình như lạc vào “mê hồn trận” của giá thuốc.
Từ góc độ bệnh viện, khi nói về câu chuyện giá thuốc, một bác sỹ (xin được giấu tên) cho rằn
Khảo sát thực tế tại thị trường tân dược trước “thềm” Thông tư 50 có hiệu lực có thể thấy rằng, với những phương thức quản lý lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng như hiện nay, câu chuyện giá thuốc dường như vẫn chưa có hồi kết. |
g, hiện nay, giá thuốc khi đến tay người bệnh đã phải “cáng đáng” thêm hàng chục khoản chi phí khác ngoài giá thành sản xuất. Theo đánh giá của bác sỹ này thì hai tháng trở lại đây, các loại thuốc chữa bệnh dạ dày, tuần hoàn não, thuốc về xương khớp, thực phẩm chức năng tăng mạnh từ 10 - 40% so với tháng 2/2012. Theo bác sỹ này, có thể do Thông tư 50 sắp được ban hành, hay thậm chí là do “hoa hồng” từ các hãng dược chi cho bác sỹ “mạnh tay hơn”, khiến giá thuốc bị đẩy càng xa giá thực.
Trước sự “nhiễu loạn” của giá thuốc, ông Phan Công Chiến, Phó trưởng phòng kinh doanh dược, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế khẳng định, khi Thông tư 50 triển khai, Bộ Y tế sẽ thí điểm quản lý giá thuốc bán toàn chặng từ khâu nhập khẩu đến bán lẻ; tăng cường các biện pháp quản lý giá với thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Nhưng ngay ông Chiến cũng “băn khoăn” khi cho rằng, liệu những giải pháp này có vi phạm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp hay không bởi quyền định giá thuốc hiện nay vẫn thuộc về doanh nghiệp.
Khi cơ quan quản lý còn “băn khoăn” trước lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược, thậm chí vẫn để doanh nghiệp dược tự kê khai giá thuốc thì câu chuyện “làm giá” theo TS y khoa Trần Tuấn, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN sẽ khó có hồi kết. Vì thế, Thông tư 50 dù được kỳ vọng là phương tiện hữu hiện quản lý giá thuốc cũng có thể chỉ là kỳ vọng bởi những tồn tại trong quản lý giá thuốc trước đây vẫn chưa được giải quyết triệt để. Dù vậy, nhiều người dân vẫn hy vọng, các cơ quan quản lý, với chức trách của mình, sẽ thực hiện đến cùng trách nhiệm để quản lý thị trường thuốc vốn hỗn loạn từ nhiều năm nay./.