Du thuyền lớn nhất thế giới gây tranh cãi về tác động môi trường

VOV.VN - Du thuyền được coi là lớn nhất thế giới "Icon of the Seas" đã có chuyến hành trình đầu tiên hôm 27/1. Tuy nhiên các nhà hoạt động môi trường lo ngại rằng việc một con tàu lớn sử dụng động cơ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), và cả những dự án du thuyền kế tiếp, sẽ dẫn đến nguy cơ lớn về rò rỉ loại khí nhà kính vào khí quyển.

Du thuyền được coi là lớn nhất thế giới "Icon of the Seas" đã khởi hành từ Miami (Mỹ), với 20 tầng và sức chứa 8.000 hành khách, có 40 nhà hàng, quán bar và phòng lounge, 7 hồ bơi, 6 cầu trượt nước và thậm chí 1 thác nước cao khoảng 16m. Điều gây tranh cãi là con tàu này chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - loại khí đốt được coi là sạch hơn nhiên liệu hàng hải truyền thống, nhưng gây ra rủi ro lớn hơn về phát thải khí mê-tan. Các nhóm môi trường cho rằng việc rò rỉ khí mê-tan từ động cơ tàu là "nguy cơ không thể chấp nhận được" đối với khí hậu toàn cầu.

Theo các chuyên gia trong ngành, các tàu du lịch như Icon of the Seas sử dụng động cơ nhiên liệu kép, áp suất thấp, làm rò rỉ khí mê-tan vào khí quyển trong quá trình đốt cháy (được gọi là "methane slip"). Có loại động cơ khác được sử dụng trên tàu chở hàng hoặc tàu container thải ra ít khí mê-tan hơn, nhưng chúng quá lớn để có thể lắp vào tàu du lịch.

Ông Bryan Comer - chuyên gia tại Hội đồng quốc tế về Vận tải Sạch (ICCT), một tổ chức nghiên cứu về chính sách môi trường, đánh giá việc Icon of the Seas sử dụng LNG là một cách để giảm lượng carbon dioxide mà con tàu thải ra, tuy nhiên nếu thực sự nhìn vào những tác động đối với khí hậu thì đó là "một bước đi chệch hướng". "LNG không phải là giải pháp ngắn hạn hay dài hạn, bởi vì thời điểm bạn bắt đầu sử dụng LNG làm nhiên liệu hàng hải, kể cả trên các tàu du lịch, bạn thực sự bắt đầu thải ra nhiều khí nhà kính hơn so với khi bạn không làm gì hoặc so với việc tiếp tục sử dụng những loại nhiên liệu hiện nay".

Bà Anna Barford, nhà hoạt động môi trường của tổ chức Stand Earth cho biết Tổ chức Hàng hải Quốc tế đã công bố chiến lược giảm khí thải nhà kính, bao gồm việc giảm lượng khí thải mê-tan: "Hy vọng Icon of the Seas sẽ là một trong những con tàu cuối cùng sử dụng LNG, bởi vì nếu thải ra khí metan thì đây không phải là một giải pháp về khí hậu".

Tuy nhiên, hãng tàu chủ quản cho biết Icon of the Seas được thiết kế để hoạt động hiệu quả hơn 24% so với tiêu chuẩn quốc tế dành cho tàu mới, theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Công ty cũng sẽ giám sát tàu Icon of the Seas “trong vòng 6 đến 12 tháng tới để đảm bảo đạt được những gì đã thiết kế cho con tàu”. 

Phía công ty chế tạo động cơ cho Icon of the Seas cho biết động cơ trên tàu chuyển đổi khí tự nhiên thành năng lượng trong xi lanh. Những gì không được chuyển đổi trong quá trình đốt cháy có thể thoát ra để vào khí quyển, và rằng động cơ chạy bằng khí tự nhiên của hãng thải ra khí mê-tan ít hơn 90% so với công nghệ từ 20 - 30 năm trước.

Du thuyền và trách nhiệm với môi trường

Năm ngoái, liên minh Climate Trace đã công bố một phân tích cho thấy lượng khí thải từ tàu du lịch đã cao hơn 6% so với trước đại dịch Covid-19. Theo OceanMind, một tổ chức phi lợi nhuận thành viên của Climate Trace, mặc dù các tàu du lịch chiếm khoảng 1% đội tàu vận tải toàn cầu nhưng lại gây ra đến 6% lượng khí thải carbon đen.

Tàu thuyền thường được coi là tiết kiệm năng lượng hơn so với vận chuyển bằng đường hàng không, điều này đúng đối với tàu chở hàng nhờ diện tích sinh hoạt tương đối nhỏ và sử dụng không gian hiệu quả. Tuy nhiên, các tàu du lịch lại ngốn nhiều năng lượng, khi các vị khách trả nhiều tiền sẽ mong đợi nhiều không gian rộng hơn và những chuyến du ngoạn hiện đại cung cấp nhiều tiện nghi.

Chính vì vậy, các hãng tàu biển nhanh chóng nêu ra các mục tiêu bền vững. Royal Caribbean Cruises, MSC Cruises và Norwegian Cruise Line đều cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong khi Carnival có kế hoạch đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, nhiên liệu gốc dầu được thay thế bằng các nhiên liệu ít thải carbon hơn, phổ biến nhất là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Theo Hiệp hội các Hãng tàu Quốc tế (CLIA), trong số 44 tàu mới được đặt hàng từ nay đến năm 2028, hơn một nửa sẽ chạy bằng khí đốt tự nhiên. 

Các tàu chạy bằng LNG phát thải carbon dioxide (CO2) ít hơn 25% so với các tàu chạy bằng nhiên liệu hàng hải thông thường, nhưng một cuộc điều tra năm 2023 của các nhà hoạt động môi trường đã phát hiện ra rằng tàu du lịch chạy bằng LNG thường rò rỉ một ít, trực tiếp vào khí quyển, dạng khí mê-tan - một loại khí nhà kính được coi là gây hậu quả nặng nề hơn nhiều lần so với carbon dioxide. Nhiều người cho rằng việc cắt giảm khí mê-tan là chìa khóa để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu.

Ngành công nghiệp hàng hải nói chung đang chịu áp lực về cắt giảm khí thải. Năm ngoái, IMO đã bắt đầu yêu cầu các công ty sở hữu tàu có kích thước nhất định phải tính toán các chỉ số về hiệu quả năng lượng và cường độ carbon hoạt động của tàu. Bắt đầu từ năm nay, các tàu sẽ nhận được xếp hạng bền vững từ A đến E dựa trên dữ liệu của họ; những bên bị xếp hạng D trong ba năm liên tiếp hoặc điểm E trong một năm sẽ phải nộp kế hoạch cải tiến.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Nóng" thị trường du lịch tàu biển tại châu Á
"Nóng" thị trường du lịch tàu biển tại châu Á

VOV.VN - Du lịch tàu biển châu Á đã nóng lên trong những tháng gần đây, với việc hãng tàu du lịch lớn như Norwegian Cruise Line đánh dấu sự trở lại khu vực, còn Celebrity Cruises ra mắt loạt tàu thế hệ mới sẽ hoạt động ở châu Á.

"Nóng" thị trường du lịch tàu biển tại châu Á

"Nóng" thị trường du lịch tàu biển tại châu Á

VOV.VN - Du lịch tàu biển châu Á đã nóng lên trong những tháng gần đây, với việc hãng tàu du lịch lớn như Norwegian Cruise Line đánh dấu sự trở lại khu vực, còn Celebrity Cruises ra mắt loạt tàu thế hệ mới sẽ hoạt động ở châu Á.

Campuchia mong muốn tăng cường kết nối du lịch biển với Việt Nam
Campuchia mong muốn tăng cường kết nối du lịch biển với Việt Nam

VOV.VN - Thời gian qua, du lịch từ biển, đảo đã góp phần giúp ngành du lịch Campuchia khởi sắc, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách cả trong nước và quốc tế. Theo các chuyên gia, việc tăng cường kết nối, đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển nhằm thu hút du khách từ Việt Nam đang được nước này quan tâm và thúc đẩy.

Campuchia mong muốn tăng cường kết nối du lịch biển với Việt Nam

Campuchia mong muốn tăng cường kết nối du lịch biển với Việt Nam

VOV.VN - Thời gian qua, du lịch từ biển, đảo đã góp phần giúp ngành du lịch Campuchia khởi sắc, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách cả trong nước và quốc tế. Theo các chuyên gia, việc tăng cường kết nối, đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển nhằm thu hút du khách từ Việt Nam đang được nước này quan tâm và thúc đẩy.

Tàu du lịch biển đầu tiên cập cảng Chân Mây năm 2024
Tàu du lịch biển đầu tiên cập cảng Chân Mây năm 2024

VOV.VN - Sáng nay 7/1, tàu du lịch CELEBRITY SOLSTICE đưa 2.700 khách du lịch đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Canada… cập cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế tham quan các tỉnh Miền Trung.

Tàu du lịch biển đầu tiên cập cảng Chân Mây năm 2024

Tàu du lịch biển đầu tiên cập cảng Chân Mây năm 2024

VOV.VN - Sáng nay 7/1, tàu du lịch CELEBRITY SOLSTICE đưa 2.700 khách du lịch đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Canada… cập cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế tham quan các tỉnh Miền Trung.

Hơn 2.000 khách du lịch đến Nha Trang bằng tàu biển cao cấp
Hơn 2.000 khách du lịch đến Nha Trang bằng tàu biển cao cấp

VOV.VN - Hôm nay (31/12), tàu du lịch cao cấp Westerdam, quốc tịch Hà Lan đã cập cảng Nha Trang mang theo hơn 2.000 hành khách nhiều quốc tịch, trong đó chủ yếu quốc tịch Hà Lan.

Hơn 2.000 khách du lịch đến Nha Trang bằng tàu biển cao cấp

Hơn 2.000 khách du lịch đến Nha Trang bằng tàu biển cao cấp

VOV.VN - Hôm nay (31/12), tàu du lịch cao cấp Westerdam, quốc tịch Hà Lan đã cập cảng Nha Trang mang theo hơn 2.000 hành khách nhiều quốc tịch, trong đó chủ yếu quốc tịch Hà Lan.