Gỡ vốn cho doanh nghiệp

(VOV) -Điều cần thiết hiện nay là giải phóng lượng hàng tồn kho, lúc đó doanh nghiệp mới có vốn để xoay vòng

Sau gần hai tháng thực hiện chủ trương của Chính phủ và khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm này các ngân hàng thương mại đã khẩn trương triển khai và áp dụng nhiều chương trình hạ lãi suất cho vay cả các khoản nợ cũ và cho vay mới. Mặc dù vẫn còn doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn hay mong muốn lãi suất cho vay hạ xuống nữa, nhưng thực tế cho thấy, thị trường đã có những chuyển biến tích cực.

Gần hai tháng sau khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15% cho các doanh nghiệp. Đến nay, hơn 77% các khoản vay cũ có lãi suất cao đã được các ngân hàng giảm theo mức yêu cầu, nhờ đó áp lực về gánh nặng chi phí tài chính của nhiều doanh nghiệp được giảm bớt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tổ chức tín dụng đã giảm hầu hết các khoản vay xuống.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương cho biết: Đến thời điểm này, Ngân hàng đã giảm đến 99,8% lãi suất các khoản vay cũ về 15%, trong đó có nhiều doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất thấp khoảng 11% và các doanh nghiệp cũng khá hài lòng  với các chính sách lãi suất mà ngân hàng đang áp dụng:

“Trong tháng 7 và tháng 8 Ngân hàng Công thương đã đưa ra thị trường 12 gói sản phẩm tín dụng với mức lãi suất thấp từ 8,9 đến tối đa là không quá 15% nhưng phổ biến vẫn mắc 10,5%/năm và 12 gói sản phẩm này của chúng tôi tập trung hết cho 3 nhóm đối tượng ưu tiên kể cả nhóm khách hàng lớn khách hàng vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.”- ông Thắng cho biết.

Ông Doãn Huy Tuân – Giám đốc  Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc An tại 98 Thổ Quan – Đống Đa – Hà Nội cho biết: Trước đây, Công ty thường phải vay vốn của ngân hàng với lãi suất khoảng 21 - 22%/năm, mức lãi suất này gần như khiến công ty không chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo được công việc cho các nhân viên. Nhưng hiện nay, lãi suất đã giảm xuống dưới 15%/năm, nên hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của công ty đã tăng lên rõ rệt.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng cho rằng: lãi suất hạ, nguồn vốn rẻ cũng chỉ là một phần trong tổng số các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Điều cần thiết nhất hiện nay là phải làm sao giải phóng được lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp thì lúc đó doanh nghiệp mới có vốn để xoay vòng tiếp, để ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp vẫn cần nhiều hơn sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, bởi ngoài chi phí tài chính thì các doanh nghiệp cũng đang phải gánh thêm nhiều khoản chi phí khác.

Ông Vũ Đình Ánh phân tích: “Chúng ta phải xác định rõ mục tiêu kéo giảm các khoản cho vay cũ xuống để làm gì vì hiện nay hầu hết các ngân hàng đều giảm các khoản vay cũ cho các khách hàng tốt trong khi khách hàng xấu có khó khăn gấp bội lại không được hưởng vậy đã đúng mục tiêu mà mình kêu gọi hay chưa. Chính vì vậy phải giảm lãi suất cho các khách hàng khó khăn còn những khách hàng chưa khó khăn lắm thì phải từ từ. Thực tế cho thấy, đây chỉ là những động tác giữ chân khách hàng của các ngân hàng đúng hơn là hỗ trợ thực sự cho các khách hàng khó khăn”

Các tín hiệu thị trường cũng như cam kết chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, khi lạm phát được kiềm chế, lãi suất huy động lẫn cho vay sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên để việc giảm lãi suất thật sự có hiệu quả cần phải có giám sát nghiêm ngặt cũng như các chế tài xử phạt đi kèm đối với những ngân hàng vi phạm. Chỉ khi nào có giám sát, xử phạt nghiêm minh thì Ngân hàng Nhà nước mới có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất và kinh doanh trong những tháng cuối năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”
“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều nên không ít doanh nghiệp chưa dám vay vốn tiếp dù lãi suất đã thấp hơn.

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều nên không ít doanh nghiệp chưa dám vay vốn tiếp dù lãi suất đã thấp hơn.

Tồn kho xi măng nằm trong giới hạn an toàn
Tồn kho xi măng nằm trong giới hạn an toàn

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định tồn kho 2,8 triệu tấn của toàn ngành xi măng hiện nay nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.

Tồn kho xi măng nằm trong giới hạn an toàn

Tồn kho xi măng nằm trong giới hạn an toàn

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định tồn kho 2,8 triệu tấn của toàn ngành xi măng hiện nay nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.

Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than
Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than

Lãnh đạo tập đoàn Vinacomin cho biết, nguyên nhân khiến tập đoàn gặp khó khăn là do lượng than tồn kho cao, than tiêu thụ chậm.

Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than

Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than

Lãnh đạo tập đoàn Vinacomin cho biết, nguyên nhân khiến tập đoàn gặp khó khăn là do lượng than tồn kho cao, than tiêu thụ chậm.

NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho
NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra số tiền trên, đồng thời cho biết việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại

NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho

NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra số tiền trên, đồng thời cho biết việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại

Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công
Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công

Do thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tiêu thụ xi măng giảm so với thời gian trước, tồn kho tăng.

Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công

Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công

Do thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tiêu thụ xi măng giảm so với thời gian trước, tồn kho tăng.

Yêu cầu báo cáo tồn kho của DN bất động sản
Yêu cầu báo cáo tồn kho của DN bất động sản

Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị Sở Xây dựng báo cáo về tình hình tồn kho của doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại các địa phương.

Yêu cầu báo cáo tồn kho của DN bất động sản

Yêu cầu báo cáo tồn kho của DN bất động sản

Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị Sở Xây dựng báo cáo về tình hình tồn kho của doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại các địa phương.