GS.TS Võ Tòng Xuân qua đời ở tuổi 85

VOV.VN - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo nhân dân, GS.TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng lao động, Hiệu trưởng Danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ đã qua đời vào hồi 7h27 ngày 19/8 tại bệnh viện ở TP.HCM, sau một thời gian lâm trọng bệnh. Theo dự kiến, tang lễ tổ chức tại Nhà tang lễ TP.HCM sau đó đưa về an táng tại quê nhà.

Nhà giáo nhân dân - GS.TS Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại An Giang. Ông được biết đến là chuyên gia hàng đầu, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về nông nghiệp của Việt Nam, là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực.

Năm 1961, ông được học bổng du học tại Trường Đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos. Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) tại Philippines. Năm 1971, với tình yêu khoa học và khát khao cống hiến cho đất nước, GS.TS Võ Tòng Xuân đã trở về Việt Nam và làm việc tại Đại học Cần Thơ, sau đó ông lấy bằng Tiến sĩ tại Nhật Bản năm 1975.

GS.TS. Võ Tòng Xuân là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn thế giới. Đặc biệt những năm đất nước còn nhiều khó khăn ông đưa ra giống lúa như: Thần Nông, IR36, IR33, IR64, MTL30 phổ biến khắp các tỉnh miền Tây. Ông cũng là nhà khoa học có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển Viện lúa ĐBSCL (nay là Trung tâm Nghiên cứu canh tác ĐBSCL), tạo ra ngân hàng giống lúa uy tín và chất lượng cho thế giới.

GS.TS Võ Tòng Xuân đã nhận giải thưởng Vinfuture với công trình “Phát minh và phổ biến giống lúa kháng rầy” vào tháng 12/2023. Ông cũng là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng danh giá này. Ông được vinh danh do có những đóng góp quan trọng trong việc phổ biến giống lúa kháng rầy, đồng thời có nhiều công trình giúp nông dân thế giới có những giống lúa tốt, giúp cải tạo đất, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Không chỉ là 1 nhà khoa học hết mình cùng đồng ruộng, GS.TS Võ Tòng Xuân còn là một nhà giáo dục đầy tâm huyết. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách như Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học An Giang, hiện tại ông là Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 14/03 đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack.

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế, xã hội Liên hợp quốc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 14/03 đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

VOV.VN - Mặc dù là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho khoa học, công nghệ chưa nhiều, song cơ chế quản lý các tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ tại Lai Châu đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hóa, gắn với sản xuất và kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

VOV.VN - Mặc dù là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho khoa học, công nghệ chưa nhiều, song cơ chế quản lý các tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ tại Lai Châu đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hóa, gắn với sản xuất và kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ - “đòn bẩy” cho nông nghiệp Sơn La bứt phá
Ứng dụng khoa học công nghệ - “đòn bẩy” cho nông nghiệp Sơn La bứt phá

VOV.VN - Từ một địa phương không có tên trên “bản đồ” cây ăn quả, Sơn La đã trở thành “vựa” quả lớn nhất miền Bắc và có diện tích lớn thứ 2 cả nước. Không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhiều sản phẩm quả còn vươn đến nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chính là một trong những đòn bẩy thúc đẩy "vựa" hoa quả này bứt phá.

Ứng dụng khoa học công nghệ - “đòn bẩy” cho nông nghiệp Sơn La bứt phá

Ứng dụng khoa học công nghệ - “đòn bẩy” cho nông nghiệp Sơn La bứt phá

VOV.VN - Từ một địa phương không có tên trên “bản đồ” cây ăn quả, Sơn La đã trở thành “vựa” quả lớn nhất miền Bắc và có diện tích lớn thứ 2 cả nước. Không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhiều sản phẩm quả còn vươn đến nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chính là một trong những đòn bẩy thúc đẩy "vựa" hoa quả này bứt phá.