Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng năm 2021

VOV.VN - Sáng 23/9, HĐND TP Hà Nội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) của Thành phố Hà Nội theo 2 kịch bản trong bối cảnh ảnh hưởng đại dịch Covid-19. 

Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, trong nửa đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã bùng phát 2 đợt với biến chủng nguy hiểm hơn. Dự báo, tiến độ tiêm vaccine ở trong nước có thể đến năm 2022 và thời điểm đạt miễn dịch cộng đồng phải tới năm 2023 hoặc lâu hơn. Vì vậy, Thành phố vẫn phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh. Do đó, một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trước đó khó có khả năng thực hiện và tính khả thi không cao. Ngoài ra, Trung ương chưa xác định tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Hà Nội nên chưa có cơ sở để cân đối nguồn lực cho một số mục tiêu phát triển.

Căn cứ tình hình dịch Covid-19 hiện nay, Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng năm 2021 từ 3,97-4,54% và 2 kịch bản tăng trưởng giai đoạn 2021-2025: 
 
Kịch bản 1: GRDP tăng 7,5% (đạt cận dưới của chỉ tiêu Đại hội XVII): Để hoàn thành mục tiêu tăng 7,5%, nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 GRDP phải tăng bình quân từ 8,25-8,40%/năm.
 
Kịch bản 2: GRDP tăng từ 6,5-7,0%: Với kịch bản đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, quý III, IV/2021 mới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đến giữa hoặc cuối năm 2022 mới thực hiện tiêm vắc xin đạt mức miễn dịch cộng đồng; một số ca nhiễm vẫn diễn ra cục bộ những năm sau đó; dịch bệnh được kiểm soát từ năm 2023; tuy nhiên, có thể xảy ra mất cân đối cung - cầu của một vài nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xây dựng làm cản trở sự phục hồi của nền kinh tế; GRDP giai đoạn 2022-2025 tăng bình quân 7,0-7,77%/năm và trung bình 5 năm 2021-2025 đạt 6,5-7,0%.
 
Về chỉ tiêu chủ yếu, thực hiện đầy đủ 17 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP; bổ sung thêm 3 chỉ tiêu về: Diện tích nhà ở bình quân đạt 29,5m2 sàn/người; Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; Tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội đạt 30%.
 
Hà Nội sẽ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của 12 nhóm ngành nghề, dịch vụ chủ yếu: Phát triển kinh tế; phát triển quản lý đô thị; xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ; đảm bảo an sinh xã hội; quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
 
Để thực hiện kế hoạch, Hà Nội dự kiến tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện. Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khai thác triệt để các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù; xây dựng danh mục các dự án trọng điểm với quy trình, thủ tục đầu tư, tiến trình GPMB rõ ràng; ban hành các chương trình hành động gắn với các chỉ tiêu cụ thể; kiểm tra giám sát thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch.

Trước đó, HĐND Thành phố cũng đã xem xét về việc bảo đảm chế độ chính sách và phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố; xem xét về việc bố trí nhân viên chăn nuôi thú y các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố; xem xét về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố...

Cũng trong sáng nay, trước khi vào phiên làm việc chính thức của ngày làm việc thứ hai, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã phát động quyên góp ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Đợt quyên góp này đã nhận được hơn 114 triệu đồng. Toàn bộ số tiền sẽ chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội để mua máy tính hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh, đáp ứng tốt nhu cầu học tập trên môi trường internet.

Qua rà soát, toàn thành phố có khoảng 10.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu máy móc, thiết bị và điều kiện để học trực tuyến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP thấp hơn kịch bản cơ sở đầu năm
Hà Nội: Tăng trưởng GRDP thấp hơn kịch bản cơ sở đầu năm

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, tăng trưởng GRDP 6 tháng 5,91% được duy trì và cao hơn cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mức độ đạt được thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2019 và thấp hơn kịch bản cơ sở (7,5%).

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP thấp hơn kịch bản cơ sở đầu năm

Hà Nội: Tăng trưởng GRDP thấp hơn kịch bản cơ sở đầu năm

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, tăng trưởng GRDP 6 tháng 5,91% được duy trì và cao hơn cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mức độ đạt được thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2019 và thấp hơn kịch bản cơ sở (7,5%).

Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025
Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025

VOV.VN - 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025, gồm: Kịch bản cơ sở tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025

Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025

VOV.VN - 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025, gồm: Kịch bản cơ sở tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?
Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

VOV.VN - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó "tấn công" nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

VOV.VN - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó "tấn công" nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.