Hạn chế pháp lý khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rủi ro cao

VOV.VN - Các doanh nghiệp thường chú trọng đầu tư sản xuất kinh doanh mà chưa có giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý, khiến khả năng chống chịu rủi ro pháp lý hạn chế.

Chỉ khoảng 8% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam nhận được sự hỗ trợ pháp lý. Vì vậy, DNNVV gặp rủi ro rất cao khi xảy ra các tranh chấp pháp lý. Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho DN. Đây là ý kiến đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN giai đoạn 2021-2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hội thảo được tổ chức hôm nay (6/10) tại TP Đà Nẵng.

Hơn 97% DN tại Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó hơn 62% số DN là siêu nhỏ. Số DN này hạn chế về nguồn lực, thường chú trọng đầu tư sản xuất kinh doanh mà chưa có giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý, khả năng chống chịu rủi ro pháp lý hạn chế. Nhận thức của DN về các vấn đề pháp lý còn hạn chế, mô hình tổ chức còn nhỏ dẫn đến thiếu nguồn lực đảm bảo cho công tác pháp lý của DN.

Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ pháp lý đã có sự phát triển, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Chi phí sử dụng các dịch vụ pháp lý cao nên số lượng DN sử dụng các dịch vụ pháp lý còn thấp. Từ thực tiễn này, Chính phủ giao Bộ Tư pháp xây dựng “Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN giai đoạn 2021-2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng Đề án này, các ý kiến cho rằng, hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến DN rất đa dạng, phức tạp, thiếu tính ổn định. DN và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý DN gặp khó khăn.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo đề nghị, cần ban hành quy định cụ thể về các chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN đối với từng Bộ, ngành. Chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho DN. Các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên môn của mạng lưới tư vấn viên pháp lý cho DN.

Bà Lê Thị Xuân Nga, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng cho rằng, trên thực tế không phải lúc nào tất cả các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực đều được hiểu theo một hướng, vẫn có những quy định tạo ra những cách hiểu khác nhau. “Trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà không có những vướng mắc, bất cập. Về nguyên tắc, chúng ta xây dựng pháp luật chỉ được hiểu theo một hướng thống nhất”, bà Nga đề cập.

Mục tiêu của “Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN giai đoạn 2021-2030”, do Bộ Tư pháp xây dựng nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý DN, hướng tới 100% DN được hỗ trợ pháp lý miễn phí khi có nhu cầu; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc khó khăn về mặt pháp lý cho DN nhà nước, DNNVV khi có nhu cầu. Đề án nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa nhà nước – DN – tổ chức dịch vụ pháp lý, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN.

Ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết, những ý kiến đóng góp tại hội thảo nhằm tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Thời gian vừa qua, nhiều vấn đề pháp lý, pháp luật phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động của DN, rất cần tiếp tục có sự hỗ trợ pháp lý của các cơ quan nhà nước.

“Cần hoàn thiện các thể chế pháp luật, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thuận lợi cho DN; Cung cấp thông tin pháp lý để DN nắm được đầy đủ và chính xác, biết sử dụng các quy định của pháp luật để ứng dụng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh rủi ro pháp lý. Vì vậy, Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN là rất cần thiết”, ông Vinh nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sở, ngành ở TP.HCM cần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Sở, ngành ở TP.HCM cần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việc hỗ trợ pháp lý của cơ quan chức năng ở TP.HCM phần lớn chỉ dừng ở mức công bố, cập nhật những chính sách mới, chưa bám những vấn đề vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp trong thực tế.

Sở, ngành ở TP.HCM cần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Sở, ngành ở TP.HCM cần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việc hỗ trợ pháp lý của cơ quan chức năng ở TP.HCM phần lớn chỉ dừng ở mức công bố, cập nhật những chính sách mới, chưa bám những vấn đề vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp trong thực tế.

Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025.

Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025.

Chuyển đổi số cần quan tâm nhiều hơn các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuyển đổi số cần quan tâm nhiều hơn các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Khảo sát của VCCI cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn ứng dụng các công nghệ số cao hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã dần bắt kịp kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát 2 năm trở lại đây.

Chuyển đổi số cần quan tâm nhiều hơn các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyển đổi số cần quan tâm nhiều hơn các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Khảo sát của VCCI cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn ứng dụng các công nghệ số cao hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã dần bắt kịp kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát 2 năm trở lại đây.