Hàng trăm ngàn đối tượng yếu thế tại Gia Lai vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (gọi tắt là Chỉ thị 40), hàng trăm ngàn đối tượng yếu thế ở tỉnh Gia Lai đã được hỗ trợ vươn lên thoát nghèo.


Nhờ chính sách, người dân vùng khó khăn Gia Lai đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, từng bước vươn lên thoát khỏi khó khăn, góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Bà Kpuih H’Joi, 40 tuổi ở làng Sung Kép, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai là hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình tín dụng chính sách. Trước đây, gia đình bà H’Joi thuộc diện hộ nghèo, đời sống vô cùng khó khăn. Nhờ được vay 80 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, gia đình bà H’Joi đã sửa chữa nhà ở và có vốn đầu tư trồng 3ha điều trên đất rẫy của gia đình. Có nhà kiên cố, có vườn cây để chăm sóc đã giúp bà H’Joi tự tin hơn để phát triển kinh tế gia đình.

“Hồi trước mưa thì trong nhà toàn phải lấy thau và xô để đựng. Giờ nhờ nhà nước cho vay tôi mới cất được ngôi nhà mới thế này nên rất phấn khởi. Có được căn nhà tôi cũng yên tâm một phần để lo lao động cho cuộc sống tốt hơn" - bà Kpuih H’Joi bày tỏ.

Xã Ia Kla, huyện Đức Cơ là xã vùng II, với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Hiện trên địa bàn xã có 1.056 hộ được tiếp cận nguồn vốn vay với dư nợ hơn 63 tỷ đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Ông Hoàng Đức Anh, Chủ tịch UBND xã Ia Kla cho biết: “Từ các nguồn vốn vay phát huy đời sống người dân, của bà con từng bước được nâng lên và cơ bản ổn định. Xã sẽ tiếp tục phối hợp với ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để triển khai các nguồn vốn theo chương trình để lan tỏa trực tiếp đến người dân, đến các đối tượng được thụ hưởng để làm sao mục đích cuối cùng là phải nâng cao được đời sống người dân".

Gia đình hai vợ chồng chị Siu Nhã (31 tuổi) và anh Đoàn Công Toàn (35 tuổi) trú tại tổ 6, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông cũng vượt khó nhờ nguồn vốn này. Năm 2022, gia đình chị Siu Nhã đã tận dụng 80 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất. Chị Nhã chia sẻ, mong muốn lớn nhất của cả hai vợ chồng là thoát nghèo đang dần trở thành hiện thực.

Theo anh Toàn: “Trước đấy thì điều kiện gia đình chưa ổn định như bây giờ. Từ khi hai vợ chồng vay vốn chính sách thì với số tiền ấy chúng tôi đầu tư được 1ha cà phê với 400 trụ tiêu, kinh tế gia đình dần ổn định. Tôi cố gắng vài năm tới thì thoát cận nghèo và có cuộc sống đầy đủ hơn".

Ông Từ Ngọc Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết, nguồn vốn tín dụng chính sách triển khai trên địa bàn huyện đã giúp tỷ lệ hộ nghèo  mỗi năm giảm 3%.

“Tín dụng chính sách xã hội là một trong những giải pháp để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Với Chỉ thị 40 năm 2014 đây là bước đột phá về sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ, tạo điều kiện có thêm vốn vay để thực hiện các chương trình chính sách, tín dụng xã hội. Đến nay chúng tôi đã tăng dần hạn mức ủy thác để thực hiện các giải pháp về giảm nghèo bền vững trên địa bàn" - ông Thông cho biết.

Đến nay, tín dụng chính sách đã triển khai đến tất cả các xã vùng sâu, vùng xa toàn tỉnh Gia Lai. Tổng số cho vay ưu đãi đạt xấp xỉ 16.500 tỷ đồng, với hơn 500.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách  được tiếp cận vay vốn, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần một nửa. Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Gia Lai đã giảm  từ trên 23% năm 2014 xuống còn hơn 8% như hiện nay.

Ông Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, cho biết: “Trong thời gian tới đây, trong bối cảnh mới, trong điều kiện mới, một số nội dung và thực tiễn đặt ra còn có những yếu tố có thể chưa phù hợp. Do đó Tỉnh ủy có kiến nghị đối với Trung ương đề nghị xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn cả nước nói chung và Gia Lai để làm sao sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như tỉnh Gia Lai".

Nhờ vốn vay các chương trình tín dụng chính sách, Gia Lai đã có những bước tiến dài trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân rộng nhiều mô hình kinh tế từ Quỹ hỗ trợ nông dân Sơn La
Nhân rộng nhiều mô hình kinh tế từ Quỹ hỗ trợ nông dân Sơn La

VOV.VN - Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La những năm qua đã tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động cho vay vốn phát triển sản xuất, qua đó, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Nhân rộng nhiều mô hình kinh tế từ Quỹ hỗ trợ nông dân Sơn La

Nhân rộng nhiều mô hình kinh tế từ Quỹ hỗ trợ nông dân Sơn La

VOV.VN - Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La những năm qua đã tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động cho vay vốn phát triển sản xuất, qua đó, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo
Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

VOV.VN - Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

VOV.VN - Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Từ mô hình VietCham Thái Lan đến công cụ ngoại giao kinh tế trong tương lai
Từ mô hình VietCham Thái Lan đến công cụ ngoại giao kinh tế trong tương lai

VOV.VN - VietCham là một mô hình mới đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại các nước. Theo Đại sứ Phan Chí Thành, có VietCham Thái Lan rồi thì sau này sẽ có thêm VietCham Lào, VietCham Nga, VietCham Mỹ, VietCham ở một số nước châu Âu, từ đó, tạo thành một hệ thống các phòng thương mại Việt Nam tại các nước, nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam.

Từ mô hình VietCham Thái Lan đến công cụ ngoại giao kinh tế trong tương lai

Từ mô hình VietCham Thái Lan đến công cụ ngoại giao kinh tế trong tương lai

VOV.VN - VietCham là một mô hình mới đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại các nước. Theo Đại sứ Phan Chí Thành, có VietCham Thái Lan rồi thì sau này sẽ có thêm VietCham Lào, VietCham Nga, VietCham Mỹ, VietCham ở một số nước châu Âu, từ đó, tạo thành một hệ thống các phòng thương mại Việt Nam tại các nước, nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam.