Hình ảnh nút giao thông 4 tầng đầu tiên ở Việt Nam

VOV.VN - Ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (Hà Nội) sẽ trở thành nút giao thông 4 tầng đầu tiên ở Việt Nam dành cho các phương tiện lưu thông.

Với công trình đường sắt trên cao, đường vành đai 3 và hầm chui cơ giới, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (Hà Nội) sẽ trở thành nút giao có 4 tầng cho phương tiện lưu thông.

Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển được coi là nút giao quan trọng bậc nhất thủ đô với mật độ phương tiện lưu thông dày đặc.
Đây là điểm giao cắt của đường vành đai 3 (gồm tuyến trên cao và mặt đất) với tuyến đường Nguyễn Trãi huyết mạch nối từ phía tây nam vào trung tâm Hà Nội.
Dọc trục đường Nguyễn Trãi, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn lắp đặt dầm vượt qua nút giao Khuất Duy Tiến.
Trước đó vào tháng 7/2014, Hà Nội đã cho khởi công xây dựng công trình hầm vượt Thanh Xuân cùng chiều với tuyến đường sắt trên cao tại ngã tư này.
Công trình hầm cơ giới được triển khai thi công song song với dự án đường sắt trên cao. Hai tuyến trên cao (một đường sắt, một đường dành cho ôtô) kết hợp với tuyến đường mặt đất và hầm tạo thành nút giao 4 tầng đầu tiên ở Việt Nam
Tầng giao thông trên cùng là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km.
Đường hầm được đầu tư trên 500 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA Nhật Bản (phần còn thừa của dự án đường vành đai 3 trên cao). Tổng chiều dài cả đường dẫn là 980 m, phần hầm kín dài 105 m với mặt cắt ngang 14 m, 4 làn xe.
Theo ông Hoàng Năng Tuân (Giám đốc ban điều hành dự án hầm Thanh Xuân - Cienco4), phần hầm kín đã hoàn thiện 100% kết cấu, dự án đang triển khai thi công phần hầm hở và đường dẫn vào hầm phía đầu Hà Đông. Dự kiến công trình hầm chui sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 khi mặt bằng thi công được đảm bảo.
Là nút giao quan trọng, lại luôn trong tình trạng thi công liên tục từ nhiều năm nay nên trục đường Nguyễn Trãi thường xuyên ùn tắc.
Trên hình ảnh là tầng 3 và 4. Ôtô lưu thông ở đường trên cao vành đai 3 sẽ chạy dưới tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Hệ thống đường trên cao vành đai 3 khánh thành từ tháng 10/2012, là đường nối từ cầu vượt Mai Dịch tới Bắc Linh Đàm, nút giao Pháp Vân và đường dẫn cầu Thanh Trì.
Khu vực phía trên và bề ngoài hầm kín sẽ được hoàn thiện sớm để trả lại mặt bằng.
Công trình sử dụng hệ thống chống thấm với tấm băng cản nước lớn màu xanh đặt giữa hai lớp đốt hầm và đáy hầm.
Sau khi hoàn thành nút giao này sẽ trở thành ngã tư có 4 tầng lưu thông, độc đáo.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi công Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Khởi công Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

VOV.VN - Dự án này được xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 14.600 tỷ đồng, hoàn thành sau 4 năm xây dựng.

Khởi công Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Khởi công Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

VOV.VN - Dự án này được xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 14.600 tỷ đồng, hoàn thành sau 4 năm xây dựng.

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn
Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

VOV.VN -Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông nhiều đoạn dốc lên dốc xuống, tạo cảm giác “mấp mô” không bình thường.

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

Cận cảnh đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông uốn lượn như rắn

VOV.VN -Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông nhiều đoạn dốc lên dốc xuống, tạo cảm giác “mấp mô” không bình thường.

Ngày xuân trên tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam
Ngày xuân trên tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam

VOV.VN -Là một trong những dấu ấn của ngành giao thông trong năm qua, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài 245km đang thực sự phát huy hiệu quả.

Ngày xuân trên tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam

Ngày xuân trên tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam

VOV.VN -Là một trong những dấu ấn của ngành giao thông trong năm qua, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài 245km đang thực sự phát huy hiệu quả.