Hỗ trợ các mô hình nông nghiệp tuần hoàn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện khung chính sách để hỗ trợ các Đề án, mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

Mô hình tuần hoàn trên nền hữu cơ đang trở thành thế mạnh sản xuất cho nông dân bởi phế phụ phẩm nông nghiệp nếu sử dụng hiệu quả sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào giá rẻ. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay ở nhiều địa phương là tỷ lệ phế phụ phẩm nông nghiệp sử dụng còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, đối với ngành chăn nuôi mới chỉ có gần 20% chất thải chăn nuôi được sử dụng và ngành trồng trọt là 10%, còn lại hầu hết chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp tương đương 156 triệu tấn không được tận dụng… Nguyên nhân của tình trạng này là do muốn sử dụng phế phẩm nông nghiệp phải thông qua xử lý mới sử dụng được, đây là nút thắt cần tháo gỡ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho rằng, tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp nói chung, đầu ra của chăn nuôi nói riêng tạo nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, làm thức ăn cho gia súc vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo sức khỏe cho người trồng và người tiêu dùng.

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, theo đó, sản xuất hữu cơ kết hợp với nông nghiệp tuần hoàn sẽ đem lại nhiều giải pháp sản xuất hiệu quả cho nông dân.

“Tận dụng tối đa các quy trình phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả giá trị ngành hàng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Quan trọng cuối cùng là tăng thu nhập cho người trồng, người chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp, nông thôn xây dựng Đề án để tận dụng tối đa đầu ra của chuỗi ngành hàng khác phục vụ đầu vào cho sản phẩm mà chúng ta quan tâm” - Thứ trưởng Hoàng Trung nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông nghiệp tuần hoàn: Xu thế tất yếu của nền “kinh tế xanh”
Nông nghiệp tuần hoàn: Xu thế tất yếu của nền “kinh tế xanh”

VOV.VN - Là một nước nông nghiệp, trung bình mỗi năm chúng ta tạo ra hơn 30 triệu tấn rơm rạ, hơn 10 triệu tấn cám và trấu, hơn 100 triệu tấn chất thải chăn nuôi... Nếu biết khai thác hiệu quả thì đây là nguồn tài nguyên có thể đem lại nguồn kinh tế lớn cho người nông dân.

Nông nghiệp tuần hoàn: Xu thế tất yếu của nền “kinh tế xanh”

Nông nghiệp tuần hoàn: Xu thế tất yếu của nền “kinh tế xanh”

VOV.VN - Là một nước nông nghiệp, trung bình mỗi năm chúng ta tạo ra hơn 30 triệu tấn rơm rạ, hơn 10 triệu tấn cám và trấu, hơn 100 triệu tấn chất thải chăn nuôi... Nếu biết khai thác hiệu quả thì đây là nguồn tài nguyên có thể đem lại nguồn kinh tế lớn cho người nông dân.

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

VOV.VN - Đề án thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phấn đấu đến năm 2030 lĩnh vực trồng trọt sẽ có 60% phụ phẩm được xử lý, 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng, chăn nuôi có 60% nông hộ và các trang trại xử lý chất thải. 

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

VOV.VN - Đề án thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phấn đấu đến năm 2030 lĩnh vực trồng trọt sẽ có 60% phụ phẩm được xử lý, 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng, chăn nuôi có 60% nông hộ và các trang trại xử lý chất thải. 

Giải pháp nào phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?
Giải pháp nào phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

VOV.VN - Những năm gần đây, doanh nghiệp, HTX, nông dân Sơn La đã và đang tiếp cận với cách làm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu ở một địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Giải pháp nào phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

Giải pháp nào phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

VOV.VN - Những năm gần đây, doanh nghiệp, HTX, nông dân Sơn La đã và đang tiếp cận với cách làm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu ở một địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.