Hơn 430 triệu USD hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững
VOV.VN - Từ nay đến năm 2025, Bộ NN&PTNT tiếp tục đầu tư các dự án phát triển thủy sản bền vững với tổng số vốn hơn 432 triệu USD.
Chiều nay (11/1), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị định hướng các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển thủy sản bền vững trong tương lai.
Từ nay đến năm 2025, Bộ NN&PTNT tiếp tục đầu tư các dự án phát triển thủy sản bền vững với tổng số vốn hơn 432 triệu USD. |
Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, giai đoạn 2012-2017, do Ngân hàng Thế giới tài trợ, với tổng kinh phí gần 120 triệu USD. Đây là dự án đầu tiên của Chính phủ vay vốn ODA để phát triển ngành thủy sản nhằm hỗ trợ nâng cấp đầu tư 21 cảng cá, bến cá neo đậu, tránh trú bão tại 9 tỉnh.
Dự án đã hỗ trợ thành lập 50 vùng nuôi an toàn sinh học, ứng dụng thực thành nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn GAP; đầu tư 47 công trình hạ tầng nuôi tôm phát huy hiệu quả, dịch bệnh, thất thoát sản lượng giảm 3/4 so với trước khi triển khai dự án.
Từ nay đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đầu tư các dự án phát triển thủy sản bền vững với tổng số vốn hơn 432 triệu USD, chủ yếu là vốn vay ODA.
Mục tiêu của dự án là hình thành cơ sở hạ tầng, khai thác hải sản đồng bộ gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nâng cao hiệu quả khai thác, giảm thất thoát sau thu hoạch; Phát triển hạ tầng các vùng sản xuất giống tôm, nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường năng lực quản lý cho ngành thủy sản, phục vụ quản lý nguồn lợi bền vững; ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học trong nuôi trồng, khai thác thủy sản...
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hình thành được hệ thống hạ tầng, khai thác hải sản đồng bộ, gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch. Bấy nhiêu năm đều có báo cáo thất thoát sau thu hoạch nông nghiệp nói chung là 12%, thế mà đến giờ vẫn 12%, thủy sản còn cao hơn, 22-25%. Nếu khắc phục được chuyện này thì chất lượng sẽ được nâng lên rất nhiều./. Thủy sản tăng cường liên kết để tăng trưởng
Năm 2019: Thủy sản hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD