Hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam – Trung Quốc tiềm năng rộng mở

VOV.VN - Với quy mô thị trường và những thế mạnh mang tính bổ sung lẫn nhau giữa hai bên, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.

Đây là nhận định chung của các nhà quản lý và doanh nghiệp khi tham gia “Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông)” do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tổ chức sáng nay (13/3), tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Sơn Đông có quy mô kinh tế lớn, GRDP đứng thứ 3, dân số nhiều thứ hai ở Trung Quốc, đồng thời là thị trường đầy tiềm năng, có vị trí ưu việt mang tính kết nối toàn diện với khu vực phía bắc của Trung Quốc và thế giới.

Việt Nam là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với ASEAN, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, hội tụ trở thành điểm đến đầy ý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn FDI thế hệ mới, đồng thời cũng là điểm đến tiềm năng trong quá trình dịch chuyển và tái cấu trúc mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong xu thế liên kết chuỗi cung ứng trong khu vực hiện nay, tiềm năng, nhu cầu hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp liên kết chuỗi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn.

Năm 2023, quy mô thương mại giữa Sơn Đông và Việt Nam đạt 10,9 tỷ USD; đứng thứ 8 trong số các địa phương Trung Quốc có quan hệ thương mại với Việt Nam và chiếm khoảng 4,8% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Sơn Đông sang Việt Nam năm 2023 gồm máy móc thiết bị cơ khí, máy điện và thiết bị điện, nhựa và sản phẩm bằng nhựa, ô tô và linh phụ kiện ô tô, sản phẩm hóa chất hữu cơ… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Sơn Đông từ Việt Nam gồm gỗ và sản phẩm gỗ, cao su và các sản phẩm bằng cao su, máy điện và thiết bị điện đạt, máy móc thiết bị cơ khí, cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm, trái cây. Năm 2023, đầu tư nước ngoài của Sơn Đông vào Việt Nam đạt 396 triệu đô la Mỹ, tăng 191,8%.

Ông Tống Quân Kế, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông khẳng định, Việt Nam – Trung Quốc là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của nhau, có lợi thế về vị trí rõ ràng, đồng thời các ngành công nghiệp có tính bổ trợ lẫn nhau, tiềm năng hợp tác rất lớn. Trên cơ sở đó, tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại là một phần quan trọng trong việc làm sâu sắc và nâng cao hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa việc làm sâu sắc và củng cố quan hệ song phương.

Hội nghị là diễn đàn để trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc, nhằm thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản, thủy sản và các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam sang tỉnh Sơn Đông nói riêng và Trung Quốc nói chung, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đã chính thức mở cửa cho phép nhiều loại nông, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước này. Đồng thời, đây cũng là dịp mở ra những cơ hội mới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Sơn Đông. Trung Quốc tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam Trung Quốc ổn định, cân bằng, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc
Khai thác tiềm năng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2024, với lợi thế hiện có sầu riêng Việt Nam đang được chú trọng nâng chất lượng để tiếp tục khẳng định vị thế xuất khẩu và tham gia vào ngành hàng xuất khẩu tỷ USD.

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2024, với lợi thế hiện có sầu riêng Việt Nam đang được chú trọng nâng chất lượng để tiếp tục khẳng định vị thế xuất khẩu và tham gia vào ngành hàng xuất khẩu tỷ USD.

Trung Quốc thúc đẩy “kinh tế tóc bạc”
Trung Quốc thúc đẩy “kinh tế tóc bạc”

VOV.VN - Trung Quốc mới đây đã công bố quy chế hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của “nền kinh tế tóc bạc”, đánh dấu văn bản chính sách đầu tiên dành riêng cho mô hình kinh tế này.

Trung Quốc thúc đẩy “kinh tế tóc bạc”

Trung Quốc thúc đẩy “kinh tế tóc bạc”

VOV.VN - Trung Quốc mới đây đã công bố quy chế hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của “nền kinh tế tóc bạc”, đánh dấu văn bản chính sách đầu tiên dành riêng cho mô hình kinh tế này.

Doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng cao
Doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng cao

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

Doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng cao

Doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng cao

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

Việt Nam, ASEAN duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc)
Việt Nam, ASEAN duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc)

VOV.VN - Dữ liệu của phía Trung Quốc cho thấy, trong năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và các nước ASEAN lần đầu tiên vượt 300 tỷ nhân dân tệ. ASEAN đã là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong 24 năm liên tiếp. Trong khi đó, Việt Nam đã duy trì vị thế này từ cuối năm 2022.

Việt Nam, ASEAN duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc)

Việt Nam, ASEAN duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc)

VOV.VN - Dữ liệu của phía Trung Quốc cho thấy, trong năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và các nước ASEAN lần đầu tiên vượt 300 tỷ nhân dân tệ. ASEAN đã là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong 24 năm liên tiếp. Trong khi đó, Việt Nam đã duy trì vị thế này từ cuối năm 2022.