Hướng đến mục tiêu xã hội không tiền mặt

VOV.VN - Hiện thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế số, và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Thực hiện Quyết định 1813 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển toán không dùng tiền mặt, thời gian qua chủ trương này đang được rốt ráo thực hiện, đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng khi nhiều công nghệ ngân hàng số được triển khai.

Theo số liệu của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7 vừa qua, cả nước có hơn 103 triệu thẻ nội địa và 36,7 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành. Trong đó, có gần 10,8 triệu thẻ mở bằng phương thức định danh điện tử eKYC đang lưu hành.

Hiện thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế số, và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo đó, hiện các công nghệ mới, giải pháp hiện đại trong thanh toán đang được các ngân hàng áp dụng như công nghệ thẻ chíp tiếp xúc, không tiếp xúc, mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ (tokenization), xác thực sinh trắc học, phát hành thẻ kép (dual card) tích hợp đồng thời cả tín năng thẻ ghi nợ lẫn thẻ tín dụng trên cùng con chíp thẻ ngân hàng... Cùng đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh phát hành thẻ ngân hàng vật lý và phi vật lý bằng phương thức điện tử thông qua định danh điện tử (eKYC) nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam NAPAS cho biết, thời gian qua, đơn vị đưa ra thị trường nhiều dịch vụ thanh toán công nghệ, đen lại tiện lợi cho người sử dụng.

“Chúng tôi đưa ra một trong những dịch vụ nổi bật dịch vụ QR, tại điểm mua bán hàng hóa thực hiện quét mã QR để thực hiện chuyển tiền và thanh toán cho dịch vụ. Đây là một dịch vụ đã được người dân cũng như là cộng đồng doanh nghiệp và các ngân hàng, cũng như khách hàng đón nhận rất lớn với sự tăng trưởng rất mạnh. Phương thức này đã thực hiện với sự chuyển đổi, thay vì việc khách hàng phải rút tiền mặt tại các ATM để thanh toán chi trả mua bán hàng hóa dịch vụ, thì bây giờ chỉ cần dùng điện thoại di động có thể trả tiền được”, ông Long thông tin.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hệ sinh thái thanh toán thẻ trong thời gian tới, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử nói chung và hoạt động thẻ nói riêng.

Cùng với đó, ngân hàng tăng cường giải pháp về công nghệ, thúc đẩy dịch vụ trở nên phổ cập, được tích hợp nhuần nhuyễn hơn trong hoạt động mở thẻ, phát hành thẻ, xác thực danh tính người dùng; cũng như, đảm bảo an ninh, an toàn bảo mật nhằm ngăn ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động thanh toán.

“Ngân hàng Nhà nước tăng giải pháp về công nghệ, đặc biệt là sửa đổi Quyết định 630 để cho phép giao dịch thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ được an toàn hơn. Điều này để đảm bảo trải nghiệm người dùng, không vì mục tiêu an toàn mà ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, ảnh hưởng đến sự thuận tiện của khách hàng trong sử dụng. Đồng thời, thúc đẩy thanh toán trở nên phổ cập hơn, các dịch vụ được tích hợp nhuần nhuyễn hơn vào hệ sinh thái số, trong hoạt động mở thẻ, phát hành thẻ như trong quá trình sử dụng”, ông Lê Anh Dũng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh toán không dùng tiền mặt, tiện lợi phải gắn với an toàn
Thanh toán không dùng tiền mặt, tiện lợi phải gắn với an toàn

VOV.VN - Trong 4 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng mạnh qua các kênh Internet, điện thoại di động, cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Thanh toán không dùng tiền mặt, tiện lợi phải gắn với an toàn

Thanh toán không dùng tiền mặt, tiện lợi phải gắn với an toàn

VOV.VN - Trong 4 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng mạnh qua các kênh Internet, điện thoại di động, cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Kiểm soát minh bạch dòng tiền
Thanh toán không dùng tiền mặt: Kiểm soát minh bạch dòng tiền

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang là một trong những giải pháp mang nhiều tiện ích cho xã hội, kiểm soát minh bạch dòng tiền, thay đổi nhận thức người tiêu dùng.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Kiểm soát minh bạch dòng tiền

Thanh toán không dùng tiền mặt: Kiểm soát minh bạch dòng tiền

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang là một trong những giải pháp mang nhiều tiện ích cho xã hội, kiểm soát minh bạch dòng tiền, thay đổi nhận thức người tiêu dùng.

Các bộ, ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Các bộ, ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện chuyển đổi số cũng đã hình thành, xây dựng hệ thống dữ liệu, xúc tiến phát triển kinh tế số, trong đó có thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Các bộ, ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Các bộ, ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện chuyển đổi số cũng đã hình thành, xây dựng hệ thống dữ liệu, xúc tiến phát triển kinh tế số, trong đó có thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia 2022 đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia 2022 đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 kéo dài từ nay đến ngày 22/12, mục tiêu tạo ra một "mùa đặc biệt" trong năm trên khắp các kênh thương mại điện tử, ví điện tử, hệ thống các siêu thị, đẩy mạnh các liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa, bình ổn giá cả.

Tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia 2022 đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia 2022 đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 kéo dài từ nay đến ngày 22/12, mục tiêu tạo ra một "mùa đặc biệt" trong năm trên khắp các kênh thương mại điện tử, ví điện tử, hệ thống các siêu thị, đẩy mạnh các liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa, bình ổn giá cả.