Hưởng lợi từ TPP: Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách thể chế

VOV.VN - GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái cho rằng Việt Nam cần phải cải cách thể chế toàn diện và đồng bộ về thể chế liên quan trực tiếp đến TPP.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đi đến thống nhất và kết thúc đàm phán. Thách thức lớn đặt ra là Việt Nam sẽ phải đẩy nhanh cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, theo hướng cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI để hưởng lợi từ TPP.

Để làm rõ hơn điều này, phóng viên VOV phỏng vấn GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.

PV: Thưa ông, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lợi ích lớn nhất, vượt lên trên lợi ích về thương mại và đầu tư do TPP mang lại đối với Việt Nam, đó là sẽ tạo sức ép để chúng ta đẩy nhanh cải cách thể chế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ông nghĩ sao về nhận định này?

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái: Hiệp định TPP có những quy định rất cao với các nước tham gia cần tuân thủ và từ đó thu được lợi ích. Như vậy, tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới, Việt Nam cũng phải có những cải cách thể chế tương ứng về luật thuế, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người lao động ở nơi làm việc, đấu thầu, quản trị công khai minh bạch với các doanh nghiệp nhà nước…. Đó chính là đòi hỏi cải cách thể chế, nói gọn là nâng cấp các luật lệ và quy tắc ứng xử trong xã hội cho phù hợp với quy định chung trong TPP.

Khi Hiệp định TPP được chính thức thi hành, các thỏa thuận phải được thi hành đồng bộ, và Việt Nam phải sửa đổi thể chế để phù hợp với các quy định chung (như đã làm sau khi tham gia WTO, nhưng lần này yêu cầu cao hơn). Sự thay đổi thể chế không chỉ về nội dung, mà còn liên quan đến quy trình ban hành văn bản cho minh bạch, rõ ràng, việc hành xử của các cơ quan Nhà nước cũng phải thay đổi theo quy định chung.

PV: Theo ông, những cải cách thể chế kinh tế mà Việt Nam đã và đang thực hiện cho đến nay đem lại kết quả ra sao? Đã như chúng ta mong muốn chưa?

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái: Việt Nam đã tiến hành cải cách từ thấp đến cao, ngày càng toàn diện. Khi mới đổi mới, các cải cách thể chế chủ yếu mới là “tháo bỏ quy chế”, làm đơn giản hóa thủ tục để doanh nghiệp và người dân tự lo, tự do kinh doanh ở mức đơn giản, góp phần quan trọng cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên, cải cách thể chế cũng còn diễn ra chưa đồng bộ. Chẳng hạn năm 2014 và 2015, Chính Phủ đã thông qua Nghị quyết về nâng cao sức cạnh tranh, trong đó có cải cách thủ tục. Dù đã có tiến bộ, nhưng số bộ ngành và tập đoàn lớn, cũng như số địa phương thực sự hưởng ứng và có báo cáo kết quả còn rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bước vào hội nhập thế hệ mới mà lơ ngơ như vậy sẽ chỉ có thua thiệt cho doanh nghiệp, địa phương và cả nước.

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái cho rằng, Việt Nam cần phải cải cách thể chế toàn diện và đồng bộ về thể chế liên quan trực tiếp đến TPP.
(Ảnh: Internet)
PV: Để cải cách thể chế kinh tế thị trường, với nhiều nội dung cụ thể như cải cách hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh, khu vực doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đang vấp phải khó khăn, vướng mắc nào, thưa ông?

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái: Khó khăn của cải cách thì có nhiều. Trước hết là tư duy phát triển còn chưa đổi mới theo kịp ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương… làm chậm trễ trong đổi mới đồng bộ và toàn diện.

Từ đó, các cải cách thể chế cụ thể về thể chế chưa đồng bộ và ăn khớp với nhau, chưa đi cùng một nhịp với phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, chưa huy động được sự tham gia của doanh nghiệp và các giới đồng bào trong xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở…

Kết quả là sức cạnh tranh của đất nước kém, sự phát triển bị kìm hãm dưới tiềm năng, không tận dụng được hết cơ hội mới mở ra của hội nhập. Kinh tế Việt Nam chưa bắt nhịp vào cả chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu…

PV: Vậy với sức ép từ TPP, làm thế nào để Việt Nam có thể đẩy nhanh cải cách thể chế, nhằm hưởng lợi từ Hiệp định này thưa ông?

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái: Cải cách thể chế toàn diện đồng bộ và các cải cách trực tiếp liên quan đến TPP đòi hỏi phải chuyển đổi rất nhiều. Ví dụ, cán bộ các cấp phải bỏ thói quan liêu, phiền hà, cơ chế “xin-cho” với doanh nghiệp và người dân cũng đã là khó. Đằng này phải thiết kế một hệ thống đổi mới đồng bộ để có một nhà nước pháp quyền vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp, một nhà nước phục vụ đất nước thì còn khó hơn rất nhiều.

Sau khi ký Hiệp định TPP, Bộ Công Thương đã công bố 20 trang tóm tắt các thỏa thuận. Nhưng cần tiếp tục công bố cả trăm trang, với 30 Chương của Hiệp định để người dân cùng biết. Từ đó, trong từng lĩnh vực sẽ cụ thể hóa những điểm mới, lộ trình thực hiện và từ đó tìm các giải pháp thích ứng để thực hiện cho có hiệu quả nhất (như về từng ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ, về doanh nghiệp nhà nước, về mua sắm công, về bảo hộ sở hữu trí tuệ…). Những quy định này cần diễn đạt chính xác theo đúng nội dung của quy định, nhưng lại được diễn đạt dễ hiểu để người dân có thể thi hành.

Các chuyên gia, nhất là các luật sư và các nhà kinh tế cần phải sẵn sàng để xử lý các tranh chấp thương mại sao cho bảo vệ lợi ích của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ sự công bằng. Thậm chí, qua nghiên cứu, có thể phát hiện ra một số quy định cụ thể trong luật này, luật khác cần sửa đổi cho phù hợp với TPP và các cám kết hội nhập khác (trong đó có cả cam kết 17 mục tiêu Thiên niên kỷ mới từ nay đến 2030…)

Hiệp định TPP - những cam kết cụ thể

VOV.VN - Hiệp định TPP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu.
PV: Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Vậy Việt Nam cần có lộ trình và giải pháp như thế nào để đạt được điều này, thưa ông?

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái: Đúng là con đường tiến lên của Việt Nam rất rõ ràng, nhưng đầy gian khó. Cần có lộ trình từng bước, nhưng cũng cần chọn ra các ngành, các địa phương đột phá phát triển, đi trước.

Việc hình thành cộng đồng ASEAN từ 31/12/2015 cũng là những thử nghiệm để Việt Nam tham gia ngày càng tốt hơn trong các thỏa thuận với FTA với EU, Liên minh Á Âu, Hàn Quốc hay RCEP tới đây. Chúng ta tin tưởng sau Đại hội XII của Đảng, đất nước sẽ còn có nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn. Như vậy, việc thực hiện TPP sẽ có kết quả cao hơn.

Ngoài ra, việc ký kết và thực hiện TPP không phải là hành động riêng lẻ. Vì vậy, thực hiện TPP cùng với các cải cách đồng bộ và toàn diện từ đây, nhất là đi đồng bộ cả chính trị và kinh tế như Đại Hội XI đã khẳng định, chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mới. 

Trong điều kiện đó, mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người dân và doanh nghiệp cần đồng tâm hiệp sức cùng cả dân tộc vươn lên, vượt qua thách thức để hướng mạnh tới tương lai dân tộc. Nguy cơ tụt hậu xa hơn sẽ từng bước được san bằng và VIệt Nam có cơ hội thực sự để phát triển tốt trong khu vực Đông Nam Á và thê giới./.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách thể chế: Mấu chốt là thay đổi vai trò của Nhà nước
Cải cách thể chế: Mấu chốt là thay đổi vai trò của Nhà nước

VOV.VN -Cải cách thể chế nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc Nhà nước thực sự muốn thay đổi vai trò của mình hay không.

Cải cách thể chế: Mấu chốt là thay đổi vai trò của Nhà nước

Cải cách thể chế: Mấu chốt là thay đổi vai trò của Nhà nước

VOV.VN -Cải cách thể chế nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc Nhà nước thực sự muốn thay đổi vai trò của mình hay không.

Diễn đàn đối tác: Cải cách thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Diễn đàn đối tác: Cải cách thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và có phát biểu quan trọng.

Diễn đàn đối tác: Cải cách thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Diễn đàn đối tác: Cải cách thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và có phát biểu quan trọng.

Hiệp định TPP - những cam kết cụ thể
Hiệp định TPP - những cam kết cụ thể

VOV.VN - Hiệp định TPP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu.

Hiệp định TPP - những cam kết cụ thể

Hiệp định TPP - những cam kết cụ thể

VOV.VN - Hiệp định TPP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu.

Vào TPP, đừng vội “liên hoan”!
Vào TPP, đừng vội “liên hoan”!

VOV.VN -Dù được cho rằng sẽ thắng lớn, nhưng nhiều báo nước ngoài nhận định, vẫn còn quá sớm để nói TPP là một thành công của Việt Nam.

Vào TPP, đừng vội “liên hoan”!

Vào TPP, đừng vội “liên hoan”!

VOV.VN -Dù được cho rằng sẽ thắng lớn, nhưng nhiều báo nước ngoài nhận định, vẫn còn quá sớm để nói TPP là một thành công của Việt Nam.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung Hiệp định TPP
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung Hiệp định TPP

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung chi tiết Hiệp định TPP để người dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung Hiệp định TPP

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung Hiệp định TPP

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Sẽ sớm công bố toàn bộ nội dung chi tiết Hiệp định TPP để người dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ.