Huyện vùng cao Võ Nhai ngày một đổi thay

VOV.VN - Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với trên 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, từ nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, cuộc sống cũng như kinh tế của nhiều gia đình đồng bào vùng cao nơi đây đã ngày một đổi thay.

Võ Nhai là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Thái Nguyên với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Bước vào thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, huyện Võ Nhai có tới 13/14 xã đặc biệt khó khăn với xuất phát điểm tương đối thấp, trong đó trung bình mỗi xã chỉ đạt 4 tiêu chí.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Võ Nhai năm 2010 là 43%, đến năm 2020 đã giảm xuống còn dưới 10%. Để có được kết quả này, huyện Võ Nhai đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, huyện Võ Nhai đã thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,mở rộng hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương…

Huyện cũng huy động các nguồn lực khác nhau cho chương trình xây dựng NTM của địa phương để đầu tư xây dựng các công trình giao thông công cộng, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa…

Đến nay, hầu hết các xã vùng 135 đã có đường bê tương đến tận thôn, bản. Hệ thống trường lớp, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang. Các xã vùng dân tộc thiểu số đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của từng vùng.

Đơn cử, như xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường là một điển hình như thế, xóm có hơn 130 hộ dân đều là đồng bào dân tộc Mông. Trong các năm qua, với các chính sách về an sinh xã hội và phát triển kinh tế như hỗ trợ vốn, cây con giống, tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Mông nơi đây ngày càng được nâng lên.
Theo chia sẻ của nhiều người dân, cuộc sống của bà con nơi đây trong những năm qua đã có nhiều đổi thay. Đường xá đã cơ bản được bê tông hóa, cũng như các công trình công cộng mới… Nhà nước cũng hỗ trợ nhiều cây con giống hay vay vốn ưu đãi để để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Võ Nhai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 13,8 tiêu chí/xã, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có một xã đạt xã NTM nâng cao). Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp toàn diện. Tất cả các trục đường liên xã, xóm, kênh mương nội đồng được kiên cố hoá; 100% xóm, bản được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% hệ thống trạm y tế, nhà văn hóa tại xã, xóm bản đạt chuẩn… Xã Phú Thượng là một điển hình như thế trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hay Liên Minh là xã khó khăn thuộc vùng 135 của huyện Võ Nhai, với 58% dân số là người dân tộc Dao, đời sống của bà con nơi đây còn rất nhiều khó khăn.

Những năm trước, các tuyến đường giao thông trong xã đều là đường đất nhỏ hẹp… Nhưng nhờ tranh thủ các nguồn lực đầu tư và phát huy nội lực của nhân dân, những năm gần đây, đường đã được mở rộng, bê tông hóa, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã Liên Minh giảm từ 8,6% trở lên. Trong đó, chính sách giảm nghèo tập trung vào những hộ chuẩn bị thoát nghèo của năm trước và năm sau.

Cùng với việc phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng, huyện Võ Nhai cũng đã tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt là thế mạnh cây ăn quả.

Toàn huyện đẫ tập trung mở rộng diện tích và đa dạng hóa các loại cây ăn quả, có trên 1.500 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cho sản phẩm là 1.200ha. Một số loại cây ăn quả đã được người dân lựa chọn trồng với diện tích khá lớn, tạo thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Định hướng phát triển sản xuất theo hướng sạch, an toàn VietGap.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự vững tin và đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Võ Nhai đang thay da đổi thịt từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Đây là động lực và mục tiêu giúp địa phương khắc phục hạn chế, khó khăn để phát triển với những định hướng mới, nhiệm vụ mới, mục tiêu mới ở tầm cao hơn.

Theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Võ Nhai, để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giảm nghèo là một trong những tiêu chí quan trọng. Để làm tốt điều đó, phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xác định nông nghiệp và du lịch là thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, cần tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn…

Sau gần 10 năm xây dựng NTM, đến nay huyện Võ Nhai đã huy động được trên 411 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Nhờ đó, huyện đã xây dựng 14 nhà văn hóa mới, 3 khu thể thao cấp xã, xây mới kết hợp với sửa chữa 142 nhà văn hóa xóm, xây mới 2 trường mầm non, nâng cấp 59 trường học đạt chuẩn, hoàn thiện hơn 330km đường giao thông nông thôn, gần 26km kênh mương thủy lợi…

Bên cạnh đó, người dân địa phương đã tự nguyện đóng góp hơn 500.000 ngày công, hiến hơn 400.000m2 đất để xây dựng các công trình NTM.

Với những nỗ lực đó, hiện toàn huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM, mỗi xã bình quân đạt 13,8 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo cả huyện giảm xuống còn 13,63% năm 2019 và dự kiến sẽ giảm xuống dưới 10% trong năm 2020.

Toàn huyện cũng có trên 10.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, trong đó trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho khoảng 1.300 - 1.800 lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên kỷ niệm 76 năm thành lập chính quyền cách mạng
Thái Nguyên kỷ niệm 76 năm thành lập chính quyền cách mạng

VOV.VN - Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên năm nay, cũng là dịp cả nước hướng về 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với mỗi con dân Thái Nguyên còn là lòng biết ơn vị tướng tài ba, lỗi lạc và những công lao to lớn trong lịch sử dân tộc.

Thái Nguyên kỷ niệm 76 năm thành lập chính quyền cách mạng

Thái Nguyên kỷ niệm 76 năm thành lập chính quyền cách mạng

VOV.VN - Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên năm nay, cũng là dịp cả nước hướng về 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với mỗi con dân Thái Nguyên còn là lòng biết ơn vị tướng tài ba, lỗi lạc và những công lao to lớn trong lịch sử dân tộc.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng ở “xứ trà” Thái Nguyên
Hấp dẫn du lịch cộng đồng ở “xứ trà” Thái Nguyên

VOV.VN - Điều khiến du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên khác biệt so với các địa phương khác đó là hầu hết các mô hình đều gắn với văn hóa trà. Trà Thái Nguyên không chỉ là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật thưởng trà của người Việt.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng ở “xứ trà” Thái Nguyên

Hấp dẫn du lịch cộng đồng ở “xứ trà” Thái Nguyên

VOV.VN - Điều khiến du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên khác biệt so với các địa phương khác đó là hầu hết các mô hình đều gắn với văn hóa trà. Trà Thái Nguyên không chỉ là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật thưởng trà của người Việt.

Du lịch Thái Nguyên đa dạng hóa dịch vụ, trải nghiệm cho du khách
Du lịch Thái Nguyên đa dạng hóa dịch vụ, trải nghiệm cho du khách

VOV.VN - Trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên du lịch tại Thái Nguyên đã được quan tâm bảo vệ và phát huy, mang lại cho du lịch Thái Nguyên diện mạo mới để hấp dẫn du khách.

Du lịch Thái Nguyên đa dạng hóa dịch vụ, trải nghiệm cho du khách

Du lịch Thái Nguyên đa dạng hóa dịch vụ, trải nghiệm cho du khách

VOV.VN - Trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên du lịch tại Thái Nguyên đã được quan tâm bảo vệ và phát huy, mang lại cho du lịch Thái Nguyên diện mạo mới để hấp dẫn du khách.