Kết luận của PTT Vương Đình Huệ tại Hội nghị ngành tài chính

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 318 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành tài chính.

Theo đó, ngày 5/7 vừa qua, tại trụ sở Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính để tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (Ảnh: Vietnamnet)

Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay, triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm, ý kiến phát biểu của các các Bộ, cơ quan, địa phương và đại biểu tham dự hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ biểu dương và đánh giá cao tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực phân đấu, hành động quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chủ động phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, điều hành tài chính- ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm nay.

Công tác xây dựng thể chế cơ bản hoàn thành theo kế hoạch được giao, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với thực tiễn như đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua luật quàn lý tài sản công; dự án luật quản lý nợ công, trinh ban hành hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các nghị định về cơ chế đặc thù của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết số 51 của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 07 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công để đảm bảo nên tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu đạt kết quả tích cực, bám sát thị trường và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017. Bên cạnh đó, cần phối hợp và sớm có biện pháp khắc phục đối với một số vấn đề còn chậm chuyển biến liên quan đến nhiều các Bộ, ngành, địa phương: tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tiên độ giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp...

Về định hướng và nhiệm vụ ngành tài chính 6 tháng cuối năm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý với các mục tiêu, giải pháp chủ yếu của ngành Tài chính để hoàn thành nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm như đã nêu trong báo cáo của Bộ Tài chính, trong đó tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một, phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu ngân sách năm nay từ 5-8%. Quản lý chặt chẽ nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, kiểm soát giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế. Tiếp tục hoàn thiện thể chế động viên, khai thác các nguồn lực sử dụng cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giảm chi phí cho nền kinh tế, doanh nghiệp.

Hai, thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm chi theo đúng dự toán, chặt chẽ, hiệu quả. Xiết chặt quản lý nợ công, tài sản công; điều hành các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chặt chẽ, đảm bảo giư đúng các chi tiêu bội chi, vay của ngân sách nhà nước trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Ba, phối hợp với bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyêt số 51 ngày 19 tháng 6 năm 2017 để thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW. Tích cực tham gia, phối hợp với Bộ Nội vụ để xây dựng Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bốn, chủ trì hoàn thiện hệ thống pháp luật về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp rà soát để loại bỏ các lỗ hổng pháp lý trong các quy định pháp luật hiện hành, tăng cường quản lý nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo tạo điều kiện thông thoáng thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương hoàn thiện, trình và tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đúng Đề án được duyệt. Phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan, tiếp tục xử lý các doanh nghiệp yếu kém của ngành công thương và chuẩn bị xử lý các doanh nghiệp nhà nước của các ngành khác trong nền kinh tế.

Năm, tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, đặc biệt là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư..., giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát theo đúng kịch bản điều hành; thúc đẩy lộ trình đưa giá dịch vụ công theo giá thị trường, điều hành giá phải hỗ trợ cho tăng trưởng. 

Sáu, có giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, giảm bớt sức ép về cung ứng vốn trung, dài hạn lên hệ thống ngân hàng, sớm đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động. Chủ trì, báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Kế hoạch tái cơ cấu thị trường chứng khoán và bảo hiểm giai đoạn 2017-2020.

Bảy, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thế chế, cải cách thủ tục hành chính trong ngành Tài chính, đặc biệt các lĩnh vực thuế, hải quan, đẩy mạnh thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, tăng cường tạo thuận lợi tối đa cho thương mại đi đôi với chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tám, kiện toàn bộ máy bảo đảm hiệu quả, tinh gọn, gắn với nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của cán bộ ngành Tài chính. Tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chi thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Toàn ngành Tài chính cần “chủ động, tích cực, trí tuệ, mạnh mẽ và sáng tạo hơn nữa” để đề xuất các giải pháp căn cơ cho phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính với các Bô, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả công việc theo hướng chủ động, manh dạn và không chờ đợi. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ công việc quản lý tài chính - ngân sách nhà nước được giao.

Chín, công tác truyền thông cần làm tốt hơn để kịp thời cung cấp thông tin về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ cho phương tiện truyền thông, tạo đồng thuận trong xã hội, nhất là về các chính sách thuế, phí, giá... ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tài chính lý giải về chính sách thuế với Uber, Grab
Bộ Tài chính lý giải về chính sách thuế với Uber, Grab

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa có giải thích về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh của Uber, Grab.

Bộ Tài chính lý giải về chính sách thuế với Uber, Grab

Bộ Tài chính lý giải về chính sách thuế với Uber, Grab

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa có giải thích về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh của Uber, Grab.

NHNN phản bác cách tính giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Tài chính
NHNN phản bác cách tính giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Tài chính

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5,8% của NHNN do Bộ Tài chính đưa ra là không chính xác do nhầm lẫn cách tính.

NHNN phản bác cách tính giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Tài chính

NHNN phản bác cách tính giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Tài chính

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5,8% của NHNN do Bộ Tài chính đưa ra là không chính xác do nhầm lẫn cách tính.

Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính vi mô
Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính vi mô

VOV.VN - Kế hoạch nằm trong Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô phát triển.

Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính vi mô

Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính vi mô

VOV.VN - Kế hoạch nằm trong Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô phát triển.

Bộ Tài chính đề xuất không giãn nợ dự án Đạm Ninh Bình
Bộ Tài chính đề xuất không giãn nợ dự án Đạm Ninh Bình

Bộ Tài chính đề nghị không đặt vấn đề giãn nợ với ngân hàng Trung Quốc vì sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Chính phủ, hệ số tín nhiệm quốc gia.

Bộ Tài chính đề xuất không giãn nợ dự án Đạm Ninh Bình

Bộ Tài chính đề xuất không giãn nợ dự án Đạm Ninh Bình

Bộ Tài chính đề nghị không đặt vấn đề giãn nợ với ngân hàng Trung Quốc vì sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Chính phủ, hệ số tín nhiệm quốc gia.

Nhiều cán bộ ngân hàng đã bị bắt do liên quan đến an ninh tài chính
Nhiều cán bộ ngân hàng đã bị bắt do liên quan đến an ninh tài chính

VOV.VN -Thông tin tại Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” cho thấy, có tình trạng cán bộ ngân hàng bị bắt do liên quan an ninh tài chính.

Nhiều cán bộ ngân hàng đã bị bắt do liên quan đến an ninh tài chính

Nhiều cán bộ ngân hàng đã bị bắt do liên quan đến an ninh tài chính

VOV.VN -Thông tin tại Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” cho thấy, có tình trạng cán bộ ngân hàng bị bắt do liên quan an ninh tài chính.