Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên: Bài toán về sự đánh đổi

Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng bô-xít lớn của thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực?

Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 167/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn 2007 – 2015. Thời gian qua, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumin tại Tây Nguyên, và đang tiến tới triển khai một loạt các dự án, với tham vọng đưa nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu nhôm.

Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học vì nguy cơ huỷ hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hoá - xã hội Tây Nguyên.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực như giới khoa học đã cảnh báo?

Bài 1: Lợi ích kinh tế và hậu quả môi trường
Bài 2: Bài toán giảm thiểu tổn thương đến văn hóa, môi trường và lợi ích của người dân

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên