Khánh Hòa tìm hướng tiêu thụ nông sản giúp nông dân

VOV.VN - Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến việc tiêu thụ các loại thủy sản, nông sản ở tỉnh Khánh Hòa rất nhiều khó khăn.

Từ năm ngoái, giá tôm hùm có lúc chỉ còn 600.000/kg, bằng 1/3 so với trước; cá mú chỉ còn 100.000/kg bằng 1/2 giá so với trước đó. Mới đây, đến lượt xoài Úc lại rơi vào ế ấm, từ 50.000 đồng/kg nhanh chóng rớt giá còn 3.000 – 4.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Loan, chủ vườn xoài rộng 2 hecta ở xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà cho biết, giá xoài rẻ đến mức không tưởng, trong khi giá vận chuyển và công thu hoạch cao, thậm chí thu hoạch xong không có người mua nên nhiều hộ để xoài chín rụng đầy gốc.

“Đầu tư thì nhiều, hiện tại xoài người ta không cân, hôm giờ nó rụng đầy. Mà giờ chỉ có 3.000 – 4.000 đồng/kg”, bà Nguyễn Thị Loan than thở.

Tỉnh Khánh Hòa có gần 18.000 hecta cây ăn quả, trong đó, xoài chiếm đến gần một nửa. Sản lượng xoài đạt 40.000 tấn/năm, ngoài ra còn hàng ngàn tấn sầu riêng, bưởi da xanh... Nhiều năm qua, việc xúc tiến thị trường cho các mặt hàng nông sản chưa được quan tâm, ngoài phục vụ người dân và du khách ở địa phương, chủ yếu xuất đi thị trường Trung Quốc. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với trái cây còn hạn chế, chưa đáp ứng vận chuyển đi xa và xuất khẩu.

Vừa qua, hệ thống siêu thị Co.op Mart đã đưa xoài Úc, bưởi da xanh vào bán cho người tiêu dùng. Nhân viên siêu thị đến tận vườn thu mua nhằm giảm khâu trung gian, hạ giá thành, nhưng bước đầu sản lượng tiêu thụ mới đạt khoảng 50 tấn.

Ông Võ Đình Dũng, Giám đốc Co.op Mart Nha Trang cho rằng, để việc thu mua nông sản được thuận lợi, cơ quan chức năng cần kết nối nhà vườn lớn, hợp tác xã, vựa thu mua trái cây, những hộ nông dân được chứng nhận VietGAP với siêu thị để ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

“Cần phải có thị trường rộng hơn, nhiều kênh bán hàng hơn mới đảm bảo được. Những kênh bán hàng đó phải hỗ trợ lẫn nhau, tránh tình trạng dư thừa quá lớn. Với chúng tôi, để tiêu thụ nhiều hơn nữa, cần có thêm sự đồng lòng, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành về những điểm bán an toàn, giá cả. Qua đó, người dân tin tưởng để mua hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con”, ông Võ Đình Dũng nói.

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa phát triển các vùng chuyên canh như xoài Úc, bưởi da xanh, sầu riêng, mít nghệ… Tuy nhiên, diện tích người dân trồng theo kiểu tự phát khá nhiều, việc quy hoạch đánh số mã vùng Khánh Hòa chưa thực hiện nên khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm. Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đề nghị các địa phương sớm cập nhật thông tin cụ thể về các loại nông sản, sản lượng, mùa vụ... trước thu hoạch ít nhất 2- 3 tháng. Từ đó, Sở sẽ làm việc với các doanh nghiệp có kế hoạch thu mua cho người dân, tránh tình trạng đến khi thu hoạch thừa, ứ đọng nông sản mới tìm giải pháp hỗ trợ.

Bà Lê Thu Hải, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công Thương hỗ trợ đưa nông sản địa phương vào các siêu thị trên toàn quốc: “Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương cung cấp đầy đủ thông tin trước các thời vụ. Cụ thể, về sản lượng, thời vụ cụ thể, địa chỉ liên hệ… Lúc đó, Sở Công Thương mới có văn bản gửi Cục Xúc tiến thương mai, các đầu mối phân phối lưu thông, mới hỗ trợ công tác thương mại được chứ không có thông tin đó cũng chịu”.

Ngoài các kênh tiêu thụ truyền thống, vừa qua, 3 nông sản Khánh Hòa như tỏi, xoài, bưởi đã được Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ tập huấn cho nông dân phương thức bán hàng và quảng cáo sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử… Ông Lê Bá Ninh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh sẽ xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm an toàn, xây dựng mùa vụ hợp lý, kêu gọi doanh nghiệp làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các Nhà máy chế biến sâu để tránh tồn ứ nông sản mùa thu hoạch. Đồng thời, quy hoạch vùng trồng, đánh số mã vùng để tạo điều kiện xuất khẩu.

“Dịch Covid-19 lộ ra vấn đề kết nối sản xuất tiêu thụ không tốt, thành ra ế thừa rất nhiều. Không có Covid-19 thì bưởi và xoài mình vẫn phải đi vào hướng thành chuỗi tiêu thụ an toàn cho người tiêu dùng VietGap để tăng cường sản phẩm sạch. Doanh nghiệp nào có nhu cầu xuất khẩu thì ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ tối đa để cấp mã vùng, mã sơ chế”, ông Lê Bá Ninh cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản
Lạng Sơn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Hàng nghìn tấn nông sản của bà con nông dân huyện vùng có dịch Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Lạng Sơn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Lạng Sơn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Hàng nghìn tấn nông sản của bà con nông dân huyện vùng có dịch Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Bộ Nông nghiệp ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch COVID-19
Bộ Nông nghiệp ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch COVID-19

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, những điểm tiêu thụ nông sản mùa dịch không chỉ là mục tiêu trước mắt mà còn là mục tiêu lâu dài của ngành nông nghiệp trong xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa.

Bộ Nông nghiệp ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch COVID-19

Bộ Nông nghiệp ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch COVID-19

VOV.VN - Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, những điểm tiêu thụ nông sản mùa dịch không chỉ là mục tiêu trước mắt mà còn là mục tiêu lâu dài của ngành nông nghiệp trong xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa.

Gỡ khó tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước
Gỡ khó tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước

VOV.VN - Một trong những khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản giữa các địa phương đến từ sự khắt khe quá mức tại các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương.

Gỡ khó tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước

Gỡ khó tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước

VOV.VN - Một trong những khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản giữa các địa phương đến từ sự khắt khe quá mức tại các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương.