Khó khăn bủa vây, làm sao để doanh nghiệp "dễ thở" hơn?

VOV.VN - Doanh nghiệp phải "tự cứu mình" trong bối cảnh khó khăn. Doanh nghiệp phải lựa chọn quy trình, đổi mới mô hình, đặc biệt là chuyển đổi xanh, đẩy mạnh liên kết...

Phát biểu tại "Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp" sáng nay (19/7) tại Hà Nội, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước rất khó khăn trong thời gian vừa qua. Các chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế đều chung nhận định về tình trạng suy giảm đáng kể của tổng cầu.

Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),... đều cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 ở mức thấp, phổ biến ở mức 2-3%. Theo đó, triển vọng phục hồi nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, TS. TS. Trần Thị Hồng Minh cho hay.

Suy giảm đáng kể tổng cầu

Theo Viện trưởng CIEM, ở trong nước, những năm gần đây, dư địa của mô hình tăng trưởng truyền thống – dựa chủ yếu trên mở rộng khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông – đã suy giảm đáng kể. Bối cảnh này đã đặt ra rủi ro về "bẫy thu nhập trung bình" nếu Việt Nam không sớm tìm được những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Cộng hưởng với khó khăn từ suy giảm tổng cầu của thế giới, các cấu phần của tổng cầu trong nước như tiêu dùng cuối cùng, đầu tư công cũng đang gặp khó khăn không nhỏ.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022; tích lũy tài sản tương ứng tăng 1,15%, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn, mở rộng không gian kinh tế cho doanh nghiệp trong thời gian tới, cải cách thể chế là điều tiên quyết, cần có những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài. "Chúng ta cần có một nền kinh tế tự chủ, độc lập, tư cường để dù có những biến động nào chúng ta cũng đều có thể chủ động kiểm soát", TS. Trần Thị Hồng Minh nói.

Cũng theo chia sẻ của Viện trưởng CIEM, nếu không có thể chế tốt, cơ chế vận hành thể chế tốt, thì khó có thể tồn tại một cách hiệu quả nền kinh tế thị trường. Và trong bối cảnh hiện nay, trước mắt, phải xử lý rất nhiều câu chuyện liên quan đến thể chế.

"Quốc hội đã thông qua một luật sửa 8 luật, đây là một bước tiến rất lớn, tuy nhiên, khi nhìn nhận trên thực tế, hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề về đất đai, môi trường, xây dựng còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những sửa đổi trước đó dường như là chưa đủ, chúng ta sẽ cần tiếp tục công tác rà soát, sửa đổi thể chế để đưa ra những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn. Luật pháp là cái nôi, là khung khổ, xương sườn của nền kinh tế, của quốc gia, nếu có sự chồng chéo, mâu thuẫn, quá trình vận hành thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp…", TS. Trần Thị Hồng Minh nêu rõ.

Từ thực tế đã nêu, để giải quyết những vướng mắc, bất cập mà chính sách đem lại, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: Các Hiệp hội doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần tham gia sâu hơn nữa trong việc xây dựng chính sách, cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật,… "Nếu xử lý được câu chuyện vướng mắc, bất cập của chính sách hiện nay, sẽ là hành lang pháp lý ổn định để doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển", TS. Trần Thị Hồng Minh khẳng định.

Giảm tải gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp 

Còn theo đánh giá của GS.TS Hoàng Văn Cường - Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, doanh nghiệp gặp khó khăn khá toàn diện, tức khó khăn chung tới các nhóm ngành, không riêng nhóm doanh nghiệp nào.

Phân tích về những khó khăn của doanh nghiệp, GS.TS Hoàng Văn Cường đặt vấn đề: Trong khi đầu vào không quá khó khăn như giai đoạn trước. Vậy vấn đề khó khăn là gì?

GS.TS Hoàng Văn Cường nhận đinh, chính sách tài khoá hiện được doanh nghiệp đồng tình nhưng ngoài ra các phần như bảo hiểm xã hội, công đoàn… doanh nghiệp phải đóng hơn 30% cho các chi phí này là gánh nặng, làm doanh nghiệp phải sa thải bớt lao động trong bối cảnh khó khăn. Do đó, phải phân tích kỹ và tính đến giãn hoãn, thậm chí cắt giảm các chi phí này.

Cùng với đó, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, cần nới lỏng các vấn đề về quản lý; phải kiểm soát các quy chuẩn nhưng trong một mức nào đó. "Khi bên ngoài khó khăn chúng ta phải "nới lỏng" các điều kiện bên trong. Tôi cảm nhận thời gian vừa qua, trong bối cảnh thế giới bên ngoài khó bên trong cũng "thắt". Nhiều vấn đề kiểm soát khiến doanh nghiệp không biết phải làm sao", ông Cường nêu thực tế.

Một vấn đề nữa mà GS.TS Hoàng Văn Cường đề cập, đó là vấn đề lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất, tuy nhiên đã thực sự là thấp đối với doanh nghiệp hay chưa? Chính sách lãi suất cần tính đến, còn dư địa trong ngân hàng để hạ lãi suất cho khu vực doanh nghiệp ưu tiên. "Chính sách tài khoá cần hướng sang hỗ trợ tốt hơn cho giảm lãi suất vay, tạo sức mạnh hỗ trợ doanh nghiệp", ông Cường chỉ rõ.

Bên cạnh đó, GS.TS Hoàng Văn Cường lưu ý: Bản thân doanh nghiệp phải "tự cứu mình" trong bối cảnh khó khăn. Doanh nghiệp phải lựa chọn, lược bỏ những điểm không phải thể mạnh, sử dụng những quy trình, đổi mới mô hình, đặc biệt là chuyển đổi xanh, liên kết doanh nghiệp...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp
Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp

VOV.VN - Một số biện pháp cần đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; hỗ trợ tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp

VOV.VN - Một số biện pháp cần đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; hỗ trợ tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Thêm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
Thêm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VOV.VN - Sự hiện diện của DPA tại Việt Nam nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chuyển đổi số với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số năng động...

Thêm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Thêm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VOV.VN - Sự hiện diện của DPA tại Việt Nam nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chuyển đổi số với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số năng động...

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

VOV.VN - Tháng 6/2023 ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

VOV.VN - Tháng 6/2023 ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022.

Triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Thu ngân sách đạt khá trong 6 tháng năm 2023, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, Bộ Tài chính kiên trì chính sách tài khóa và phối hợp chặt chẽ với các chính sách hỗ trợ khác để góp phần đẩy mạnh tốc độ phục hồi kinh tế.

Triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Thu ngân sách đạt khá trong 6 tháng năm 2023, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, Bộ Tài chính kiên trì chính sách tài khóa và phối hợp chặt chẽ với các chính sách hỗ trợ khác để góp phần đẩy mạnh tốc độ phục hồi kinh tế.

Thêm "cần câu" hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế
Thêm "cần câu" hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế

VOV.VN - Theo các chuyên gia, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 58/2023 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ DN phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2025, cần thêm "cần câu".

Thêm "cần câu" hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế

Thêm "cần câu" hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế

VOV.VN - Theo các chuyên gia, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 58/2023 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ DN phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2025, cần thêm "cần câu".