Không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp

VOV.VN - Theo ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp nhưng phát triển công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò là động lực, then chốt, nền tảng của quá trình CNH, HĐH.

Ngày 18/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương. Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Trong những năm qua, chủ trương, đường lối về đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hoa (HĐH) đất nước đã được Trung ương đặc biệt quan tâm xây dựng, hoàn thiện và chỉ đạo triển khai thực hiện xuyên suốt. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng quá trình CNH, HĐH đất nước vẫn còn chậm, năng lực tự chủ về công nghệ và sản xuất của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực...

Do vậy, thực hiện chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 tới.

Triển khai xây dựng Đề án quan trọng này, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã đặt các bộ, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trên 60 báo cáo và chuyên đề, 63/63 địa phương đã có báo cáo theo đề cương, 4 tổ chức quốc tế (WB, UNIDO, AFD, GIZ) cũng đã tham gia tích cực và có các nghiên cứu phục vụ xây dựng Đề án. Đến nay, theo phân công của Thường trực Tổ Biên tập, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành 1 báo cáo và 3 chuyên đề. Đây là nguyên liệu đầu vào có chất lượng cho quá trình xây dựng Đề án.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Bộ Công Thương là cơ quan đầu tiên Ban Chỉ đạo tới làm việc trực tiếp sau khi có dự thảo lần1 của Đề án. Đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ mô hình CNH, HĐH của Việt Nam trong thời gian tới; các thành tố chính trong mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH đất nước đến năm 2030 là gì? Tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? Các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần nêu trong Nghị quyết tới sẽ thế nào…

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thống nhất cao 4 nội dung cần tập trung triển khai thực hiện trong đó thời gian tới đó cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, chuyển dịch sang mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm.

Thứ 2, không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp nhưng phát triển công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò là động lực, then chốt, nền tảng của quá trình CNH, HĐH.

Thứ ba, trong giai đoạn tới, để công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các mục tiêu về CNH, HĐH đã đặt ra đến năm 2030 và 2045, cần phải có thể chế cho phát triển công nghiệp tốt hơn.

Và thứ tư, để lãnh đạo, chỉ đạo thành công quá trình CNH, HĐH, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã được Đại hội XIII thông qua, các ý kiến đều thống nhất đề nghị sớm ban hành một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tam nông mang tính chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tam nông mang tính chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

VOV.VN - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội…

Tam nông mang tính chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tam nông mang tính chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

VOV.VN - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội…

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá kinh tế mang lại những nguồn lực quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược bắt nhịp và thích nghi kịp, những nước này sẽ bị tụt hậu xa hơn.  

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá kinh tế mang lại những nguồn lực quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược bắt nhịp và thích nghi kịp, những nước này sẽ bị tụt hậu xa hơn.