Không phát hiện hết sai phạm- kiểm toán không có trách nhiệm liên đới

VOV.VN - Do khách quan, cơ quan kiểm toán có thể không phát hiện ra được hết các sai phạm nhưng Luật quy định cứng trách nhiệm liên đới là chưa thật hợp lý.

Tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, sáng 24/6, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày trước Quốc hội Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi).

Tiếp thu các ý kiến của ĐBQH về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán (Điều 7), Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển thừa nhận, việc quy định có tính bắt buộc của Báo cáo kiểm toán nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong việc đưa ra các kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán, khắc phục tình trạng thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN những năm qua chưa nghiêm do tồn tại của Luật hiện hành.

Đồng thời, theo quy định của Hiến pháp, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Do vậy, Báo cáo kiểm toán của KTNN cũng mang tính độc lập, không một cơ quan nào có thể can thiệp và KTNN phải chịu trách nhiệm trước kết luận, kiến nghị của mình.

Từ những cơ sở này, việc quy định Báo cáo kiểm toán phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn hoặc cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp xác định có sai phạm là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Khi có căn cứ cho rằng, kết quả kiểm toán ghi trong báo cáo kiểm toán của KTNN là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại theo Điều 69 của Dự thảo luật.

Kết quả biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước.
Giải trình về trách nhiệm của KTNN, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển khẳng định: Dự thảo luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân của KTNN tương xứng với nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó: Tổng KTNN là người đứng đầu chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của KTNN, đặc biệt là quy định: Tổng KTNN chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Báo cáo kiểm toán của KTNN.

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng nêu rõ: Trong hoạt động kiểm toán của KTNN, cơ chế trách nhiệm được quy định theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ trách nhiệm của các thành viên đoàn kiểm toán đến trách nhiệm của Tổng KTNN.

Đặc biệt, do các cơ quan thanh tra, điều tra và KTNN có sự khác biệt về mục đích hoạt động, phương pháp, trình độ nghiệp vụ và phạm vi hoạt động. Trong trường hợp vì lý do khách quan, cơ quan kiểm toán có thể không phát hiện ra được hết các sai phạm, nếu Luật quy định cứng trách nhiệm liên đới đối với các sai phạm do không phát hiện ra tại các đơn vị được kiểm toán là chưa thật hợp lý, trừ trường hợp phát hiện sai phạm mà trong đó có căn cứ, chứng cứ chứng minh KTNN hoặc các thành viên Đoàn kiểm toán vi phạm hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 hoặc thuộc trách nhiệm của các thành viên trong Đoàn kiểm toán, của Tổng KTNN, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giải trình về một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất phương án quy định nhiệm kỳ của Tổng KTNN theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm) và có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ.

Đối với nguyên tắc kiểm toán tài chính công, tài sản công, với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn kiểm toán toàn diện như Luật hiện hành. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, giao cho Tổng KTNN trong trường hợp cần thiết sẽ quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng ghi nhận ý kiến của các ĐBQH quy định việc kiểm toán theo yêu cầu của các Đoàn giám sát là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên, để bảo đảm tính tập trung, thống nhất, thuận tiện cho hoạt động kiểm toán của KTNN, trên cơ sở kết quả giám sát của các Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Quốc hội cần giao cho một cơ quan của Quốc hội tổng hợp, từ đó, yêu cầu KTNN thực hiện kiểm toán theo quy định, do đó sẽ không bổ sung quy định này vào Dự thảo luật.  

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, việc quy định rõ thời hạn kiểm toán là cần thiết để bảo đảm tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các đơn vị được kiểm toán. Đối với cuộc kiểm toán hoạt động có quy mô toàn quốc sẽ giao cho Tổng KTNN căn cứ vào nội dung, phạm vi, yêu cầu của mỗi cuộc kiểm toán để quyết định về thời hạn kiểm toán nhưng thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày.

Biểu quyết về Điều 7 quy định giá trị pháp lý của Báo cáo Kiểm toán, đã có 439 ĐBQH tham gia biểu quyết (88,87% tổng số ĐBQH) với 432 đại biểu tán thành (87,45%) 5 ĐBQH không tán thánh (1,01%) và 2 ĐBQH không biểu quyết (0,40%).

Biểu quyết thông qua Điều 12 của luật quy định về Tổng Kiểm toán Nhà nước, đã có 434 ĐBQH tham gia biểu quyết (87,85%) với 424 ĐBQH tán thành (85,83%) 10 ĐBQH không tán thánh (2,02%) và không có ĐBQH nào không biểu quyết.

Biểu quyết thông qua Điều 34 của luật quy định về thời hạn kiểm toán, đã có 431 ĐBQH tham gia biểu quyết (87,25%) với 426 ĐBQH tán thành (86,23%) 1 ĐBQH không tán thánh (0,20%) và có 4 ĐBQH không biểu quyết (0,81%).

Biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm có 9 Chương, 73 điều, đã có 438 ĐBQH tham gia biểu quyết (chiếm 88,66% tổng số ĐBQH) với 434 ĐBQH tán thành (87,85%), 1 ĐBQH không tán thánh (0,20%) và có 3 ĐBQH không biểu quyết (0,61%). Với kết quả biểu quyết này, đa số ĐBQH đã nhất trí thông qua toàn bộ Dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội tranh luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước
Quốc hội tranh luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước

VOV.VN - Nên quy định nhiệm kỳ 7 năm nhằm đảm bảo tính đặc thù, độc lập, liên tục và ổn định, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quốc hội tranh luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước

Quốc hội tranh luận về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước

VOV.VN - Nên quy định nhiệm kỳ 7 năm nhằm đảm bảo tính đặc thù, độc lập, liên tục và ổn định, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cân bằng quyền và trách nhiệm của kiểm toán
Cân bằng quyền và trách nhiệm của kiểm toán

VOV.VN - Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trách nhiệm người đứng đầu liên quan đến kết quả thực thi công vụ ngay trong hoạt động kiểm toán.

Cân bằng quyền và trách nhiệm của kiểm toán

Cân bằng quyền và trách nhiệm của kiểm toán

VOV.VN - Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trách nhiệm người đứng đầu liên quan đến kết quả thực thi công vụ ngay trong hoạt động kiểm toán.

Xử phạt doanh nghiệp 20 tỷ: Kiểm toán nói có, ngành thuế bảo không
Xử phạt doanh nghiệp 20 tỷ: Kiểm toán nói có, ngành thuế bảo không

VOV.VN - Đại diện Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc truy thu và xử phạt không thống nhất là do cách vận dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Xử phạt doanh nghiệp 20 tỷ: Kiểm toán nói có, ngành thuế bảo không

Xử phạt doanh nghiệp 20 tỷ: Kiểm toán nói có, ngành thuế bảo không

VOV.VN - Đại diện Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc truy thu và xử phạt không thống nhất là do cách vận dụng văn bản quy phạm pháp luật.