Không sợ thiếu xăng dầu trong Quý II/2022

VOV.VN - Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nỗ lực đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong nước trong quý II/2022, cả với phương án không tính đến đến lượng xăng do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp.

Thông tin tại họp báo thường kỳ Quý I/2022 của Bộ Công Thương ngày 30/3, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, lượng xăng, dầu do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp ra thị trường chiếm tới 35% tổng nguồn cung trong nước.

“Vừa qua, do một số nguyên nhân nên nhà máy chưa bảo đảm nguồn cung ra thị trường dẫn đến thiếu hụt trong thời gian ngắn. Đến nay, nhà máy đã có báo cáo kế hoạch tái khởi động sản xuất, cung ứng kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối. Nghi Sơn cơ bản đã khôi phục hoạt động trở lại, nhưng trong tháng 5, 6 của quý II/2022 vẫn chưa có báo cáo cụ thể”, đại diện Vụ Thị trường trong nước thông tin.

Để đảm bảo việc cung ứng nguồn xăng dầu trong nước, ông Tuấn Anh cho biết, Bộ đã làm việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn; ban hành quyết định yêu cầu các thương nhân đẩy mạnh việc nhập khẩu. “Nhưng việc nhập khẩu không thể sớm ngay được vì phải đàm phán, giá dầu tăng cao, đồng thời hiện nay nhiều nước cũng đi tìm kiếm nguồn cung cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các thương nhân đầu mối, đặc biệt là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì thị trường trong nước đã được bảo đảm nguồn cung trong thời gian tới”, ông Tuấn Anh khẳng định.

Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định, trong Quý II năm nay, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong nước và nguồn cung xăng dầu trong quý II/2022 đã không tính đến lượng xăng do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp.

Bộ Công Thương đã giao cho 10 đầu mối lớn nhất trong nhập khẩu xăng dầu, bù vào lượng lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp và cố gắng ở mức cao nhất đủ xăng dầu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Đối với việc cung ứng xăng dầu trong quý III/2022, Bộ sẽ làm việc với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn để xem xét tình hình sản xuất và khả năng cung cấp, phần còn thiếu sẽ yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối chủ động tăng cường.

Từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng tới nguồn cung và giá cả xăng dầu tại thị trường trong nước. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường mặt hàng xăng dầu. 

Theo đó, Bộ Công Thương đã triển khai 4 nhóm giải pháp gồm tạo nguồn hàng, đảm bảo nguồn cung xăng dầu kịp thời cho thị trường khi các yếu tố về nguồn từ trong nước và thế giới có diễn biến bất lợi (tăng công suất của nhà máy lọc dầu Bình Sơn; khắc phục sự cố của Nghi Sơn; tăng nhập khẩu để bù đắp nguồn thiếu hụt từ Nghi Sơn thậm chí tính tới kịch bản Nghi Sơn ngừng hoạt động).

Bộ Công Tương chỉ đạo bổ sung nguồn hàng thiếu hụt cho các địa phương, cửa hàng thiếu hàng cục bộ; Triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nếu vi phạm pháp luật về kinh doanh xăng dầu đặc biệt là hành vi “găm hàng, chờ tăng giá”. Trong công tác điều hành giá, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thực hiện theo hướng bám sát giá thế giới, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân, khuyến khích doanh nghiệp tạo nguồn hàng và duy trì bán hàng liên tục trong hệ thống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%
Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

VOV.VN - Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

VOV.VN - Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Xăng dầu vẫn "nóng", cần giảm thêm thuế
Xăng dầu vẫn "nóng", cần giảm thêm thuế

VOV.VN - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần tiếp tục giảm thuế để kéo giá xăng dầu trong nước và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, phát triển.

Xăng dầu vẫn "nóng", cần giảm thêm thuế

Xăng dầu vẫn "nóng", cần giảm thêm thuế

VOV.VN - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần tiếp tục giảm thuế để kéo giá xăng dầu trong nước và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, phát triển.

Giá xăng dầu giảm sẽ giúp doanh nghiệp và người dân bớt áp lực chi phí
Giá xăng dầu giảm sẽ giúp doanh nghiệp và người dân bớt áp lực chi phí

VOV.VN - Chuyên gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng kỳ vọng giá xăng dầu trong nước sẽ nhanh chóng “hạ nhiệt”, giúp giảm nhẹ gánh nặng lên chi phí sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Giá xăng dầu giảm sẽ giúp doanh nghiệp và người dân bớt áp lực chi phí

Giá xăng dầu giảm sẽ giúp doanh nghiệp và người dân bớt áp lực chi phí

VOV.VN - Chuyên gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng kỳ vọng giá xăng dầu trong nước sẽ nhanh chóng “hạ nhiệt”, giúp giảm nhẹ gánh nặng lên chi phí sản xuất, tiêu dùng của người dân.