Không thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa có văn bản giải trình về việc thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì mặt hàng thóc, gạo thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Giá mặt hàng thóc, gạo nước ta hiện nay đang được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.


Nghị định số 177 quy định không lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cà phê, thủy sản.
Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là doanh nghiệp kinh doanh thóc, gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Mặt hàng cà phê, cá, tôm không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Luật giá. 

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì Nhà nước chỉ lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut; điện bán lẻ; thóc, gạo tẻ thường; không lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cà phê, thủy sản.

Về cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc hình thành quỹ sẽ huy động nguồn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để hỗ trợ cho các chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân trên toàn quốc.

Thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ triển khai các nội dung hỗ trợ cần thiết cho các địa phương có hoạt động sản xuất và tiêu thụ gạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không để nhóm ưu thế khống chế giá nông sản”
“Không để nhóm ưu thế khống chế giá nông sản”

(VOV) -Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định điều này trong phiên trả lời chất vấn sáng 13/6.

“Không để nhóm ưu thế khống chế giá nông sản”

“Không để nhóm ưu thế khống chế giá nông sản”

(VOV) -Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định điều này trong phiên trả lời chất vấn sáng 13/6.

Thủy sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ đô la vào năm 2020
Thủy sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ đô la vào năm 2020

VOV.VN - Đến năm 2020, ngành thủy sản phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ đôla.

Thủy sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ đô la vào năm 2020

Thủy sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ đô la vào năm 2020

VOV.VN - Đến năm 2020, ngành thủy sản phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ đôla.

Sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống
Sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống

VOV.VN-Theo Báo cáo của OECD và FAO, thời gian tới, đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh...

Sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống

Sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống

VOV.VN-Theo Báo cáo của OECD và FAO, thời gian tới, đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh...