Kiên Giang tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển nghề nuôi biển

VOV.VN - Với lợi thế có ngư trường rộng hơn 63.200km2, chiều dài bờ biển trên 200 km, có 143 hòn đảo lớn nhỏ, Kiên Giang có tiềm năng nuôi biển rất lớn nhưng trong thời gian qua, tỉnh vẫn chưa thể tận dụng được cơ hội này để phát triển nghề nuôi biển.

Năm 2020, Kiên Giang đã bắt đầu thực hiện đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững. Qua gần 4 năm triển khai đề án, tỉnh đã đạt được kết quả bước đầu như số lượng lồng bè trên biển tăng lên 3.870 lồng, sản lượng thu hoạch 3.910, tấn tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 1,65%/năm. Kết quả này vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng lợi thế rất lớn của tỉnh.

Tại một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển nghề nuôi biển diễn ra tại Kiên Giang, nhiều ý kiến cho rằng quy hoạch không gian biển Quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chưa được phê duyệt nên công tác triển khai giao khu vực biển còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện việc giao khu vực biển cụ thể cho tổ chức, cá nhân nuôi lồng bè trên biển theo quy định.

Bên cạnh đó các văn bản về chính sách hỗ trợ nuôi biển chưa đồng bộ, văn bản có liên quan đến công tác quy hoạch, giao khu vực biển (nuôi lồng bè), xác nhận nuôi thuỷ sản lồng bè,… chưa được thực hiện; Hạ tầng phục vụ nuôi biển hiện nay vừa yếu vừa thiếu còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu so với tốc độ phát triển của nghề nuôi biển.

Ông Lê Quốc Anh, Bí thư thành uỷ TP Phú Quốc cho biết, khi là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách thuỷ sản đã có 500 hồ sơ gửi cho UBND tỉnh xin nuôi biển, trong đó 350 hồ sơ của cá nhân nhưng gần 5 năm qua cứ loay hoay và tới giờ chưa có hồ sơ nào được phê duyệt. Để góp phần tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, công tác quản lý nhà nước về nuôi biển, ông Lê Quốc Anh mạnh dạn đề xuất trung ương cần mạnh dạn phân cấp cho địa phương trong việc quyết định giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân.

Theo ông Lê Quốc Anh: "Tới đây trong kiến nghị xin phân cấp mạnh mẽ, trong vùng biển Kiên Giang sẽ do tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Ông Lê Hữu Toàn – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, trước khi ban hành quyết định về đề án nuôi biển thì Kiên Giang đã lấy ý kiến của 5 bộ và đều được các bộ này đồng ý vị trí, địa điểm các khu vực để tổ chức thực hiện

Cũng theo ông Toàn, dư địa của tỉnh để phục vụ cho đề án nuôi biển còn rất lớn với hơn 23.000 ha, cơ bản đủ điều kiện để triển khai nuôi biển cho 4 địa phương sẽ tham gia trực tiếp vào nuôi biển và 4 địa phương  nuôi nhuyễn thể ven bờ. Với quyết tâm đẩy mạnh nghề nuôi biển thành ngành kinh tế mũi nhọn, tới đây Sở Nông nghiệp sẽ phối hợp với các sở mạnh dạn kêu gọi đầu tư.

Ông Toàn nêu rõ: "Sắp tới đây, sau khi xác định được các địa điểm này phù hợp với tất cả các quy hoạch, các nội dung chúng tôi sẽ triển khai rà soát lại vị trí địa điểm, quy mô, xác định luôn toạ độ hình thành nên các khu vực cũng như các dự án kêu gọi đầu tư cụ thể để tránh sự chồng chéo, chồng lấp giữa đề xuất của các doanh nghiệp. thay vào đó sẽ hình thành các danh mục để kêu gọi đầu tư. Hai là sở Nông nghiệp sẽ phối hợp Sở TNMT, Sở KHĐT và các đơn vị liên quan để hình thành các danh mục trình UBND tỉnh và mạnh dạn kêu gọi đầu tư phù hợp với quy định".

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự phát triển nông nghiệp của tỉnh trong nhiều năm qua; quyết tâm của địa phương trong vấn đề nuôi biển và đặc biệt là sự vào cuộc của các doanh nghiệp. Đồng thời, với những tiềm năng hiện có, chắc chắn Kiên Giang sẽ là trung tâm nuôi biển lớn.

Ông Phùng Đức Tiến cũng khẳng định  Bộ NN-PTNT sẽ liên tục, xuyên suốt cùng với Kiên Giang tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế của nông nghiệp, của thuỷ sản nuôi biển Kiên Giang. "Đề nghị Cục Thuỷ sản đưa vào xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho nuôi biển để có căn cứ xét duyệt và tiêu chuẩn này phải gắn với thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển kinh tế biển: Không đánh bắt tận diệt, chuyển dần sang nuôi biển
Phát triển kinh tế biển: Không đánh bắt tận diệt, chuyển dần sang nuôi biển

VOV.VN - Phát triển kinh tế biển bền vững cần được xác định ngay từ hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển…

Phát triển kinh tế biển: Không đánh bắt tận diệt, chuyển dần sang nuôi biển

Phát triển kinh tế biển: Không đánh bắt tận diệt, chuyển dần sang nuôi biển

VOV.VN - Phát triển kinh tế biển bền vững cần được xác định ngay từ hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển…

Thúc đẩy kinh tế biển bằng các giải pháp liên ngành, liên vùng
Thúc đẩy kinh tế biển bằng các giải pháp liên ngành, liên vùng

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 28 tỉnh/thành hố ven biển năm 2022 đã chiếm gần 50% GDP cả nước. 

Thúc đẩy kinh tế biển bằng các giải pháp liên ngành, liên vùng

Thúc đẩy kinh tế biển bằng các giải pháp liên ngành, liên vùng

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 28 tỉnh/thành hố ven biển năm 2022 đã chiếm gần 50% GDP cả nước. 

Nuôi biển mở cơ hội cho phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển
Nuôi biển mở cơ hội cho phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển

VOV.VN - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quy hoạch, thí điểm giao diện tích mặt nước nuôi biển đã mở ra cơ hội cho các DN, HTX, nhà đầu tư phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển.

Nuôi biển mở cơ hội cho phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển

Nuôi biển mở cơ hội cho phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển

VOV.VN - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quy hoạch, thí điểm giao diện tích mặt nước nuôi biển đã mở ra cơ hội cho các DN, HTX, nhà đầu tư phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển.