Kiến nghị kéo dài giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng không, du lịch sau 2022

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất nên kéo dài chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến sau năm 2022. 

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính góp ý về đề xuất sửa đổi luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo VCCI, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đánh vào giai đoạn của sản phẩm, từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, và do đó có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp rất hoan nghênh Nghị quyết số 43/2022/NQ15 đã được Quốc hội thông qua với những giải pháp hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ, trong đó bao gồm việc giảm thuế GTGT trong năm 2022 cho phần lớn các hàng hóa và dịch vụ (giảm từ 10% xuống còn 8% đến hết năm 2022).

Do đó, VCCI kiến nghị chính sách này được tiếp tục duy trì sau năm 2022 đối với những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 thời gian vừa qua như du lịch, khách sạn, hàng không, hậu cần…

Song song đó, cơ quan này cho rằng luật Thuế GTGT hiện hành vẫn quy định rất nhiều loại hàng hóa là đối tượng không chịu thuế GTGT như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến; giống vật nuôi, giống cây trồng; phân bón; máy móc nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn chăn nuôi; muối; sách báo, tạp chí; một số loại máy móc, vật tư, phương tiện trong nước chưa sản xuất được; vũ khí, khí tài; bộ phận cơ thể nhân tạo, dụng cụ cho người khuyết tật…

Việc không được coi là đối tượng chịu thuế khiến những doanh nghiệp trong nước sản xuất loại hàng hóa này để tiêu dùng trong nước không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Quy định này khiến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên gặp rất nhiều thiệt thòi. Các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng, quảng cáo, dịch vụ mặt bằng, kho bãi, dịch vụ vận chuyển… đều có thuế GTGT đầu vào nhưng không được khấu trừ.

Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất 0% ở nước xuất khẩu và không chịu thuế GTGT tại Việt Nam, từ đó có lợi thế về thuế hơn các sản phẩm sản xuất trong nước. Vô hình trung, quy định này khuyến khích nhập khẩu, đi ngược lại chính sách khuyến khích sản xuất trong nước.

Ngoài ra, cách tính thuế này còn dẫn đến hệ quả làm giảm động lực chuyên môn hóa và phân công lao động trong những lĩnh vực sản xuất trên. Bởi doanh nghiệp nào càng ít mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mua ngoài thì số thuế GTGT không được khấu trừ càng ít và càng được lợi về thuế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để kìm giá xăng, dầu
Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để kìm giá xăng, dầu

VOV.VN - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành về hồ sơ dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022. Nếu đề xuất được thông qua, ngân sách sẽ giảm thu trung bình mỗi tháng hơn 1.300 tỷ đồng.

Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để kìm giá xăng, dầu

Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để kìm giá xăng, dầu

VOV.VN - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành về hồ sơ dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022. Nếu đề xuất được thông qua, ngân sách sẽ giảm thu trung bình mỗi tháng hơn 1.300 tỷ đồng.

Giảm thuế VAT 2%: Tránh trục lợi chính sách
Giảm thuế VAT 2%: Tránh trục lợi chính sách

VOV.VN - Để triển khai hiệu quả chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong năm 2022, cần có thêm một số động thái để tránh tình trạng khó áp dụng vì không rõ ràng hoặc việc trục lợi chính sách từ phía đơn vị cung ứng hàng hóa.

Giảm thuế VAT 2%: Tránh trục lợi chính sách

Giảm thuế VAT 2%: Tránh trục lợi chính sách

VOV.VN - Để triển khai hiệu quả chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong năm 2022, cần có thêm một số động thái để tránh tình trạng khó áp dụng vì không rõ ràng hoặc việc trục lợi chính sách từ phía đơn vị cung ứng hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng: Nơi giảm, nơi thờ ơ
Thuế giá trị gia tăng: Nơi giảm, nơi thờ ơ

VOV.VN - Không thể phủ nhận rằng chính sách giảm thuế 2% giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn về kinh tế, tuy nhiên, sau gần 1 tháng kể từ khi chính sách này có hiệu lực, việc thực hiện còn nhiều vướng mắc, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện.

Thuế giá trị gia tăng: Nơi giảm, nơi thờ ơ

Thuế giá trị gia tăng: Nơi giảm, nơi thờ ơ

VOV.VN - Không thể phủ nhận rằng chính sách giảm thuế 2% giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn về kinh tế, tuy nhiên, sau gần 1 tháng kể từ khi chính sách này có hiệu lực, việc thực hiện còn nhiều vướng mắc, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện.

Tổng cục Thuế xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chưa áp dụng giảm thuế
Tổng cục Thuế xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chưa áp dụng giảm thuế

VOV.VN - Tổng cục Thuế đã có công điện gửi Cục Thuế các địa phương về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ, nếu không sẽ xử lý nghiêm.

Tổng cục Thuế xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chưa áp dụng giảm thuế

Tổng cục Thuế xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chưa áp dụng giảm thuế

VOV.VN - Tổng cục Thuế đã có công điện gửi Cục Thuế các địa phương về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ, nếu không sẽ xử lý nghiêm.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy cho doanh nghiệp và nền kinh tế
Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy cho doanh nghiệp và nền kinh tế

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân. Giảm thuế GTGT góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm nguy cơ tăng lạm phát.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy cho doanh nghiệp và nền kinh tế

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân. Giảm thuế GTGT góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm nguy cơ tăng lạm phát.

Bán hàng đa cấp giảm thuế VAT như thế nào?
Bán hàng đa cấp giảm thuế VAT như thế nào?

VOV.VN - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần công bố công khai, rõ ràng về mức giá mới tới người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và có báo cáo bằng văn bản để phục vụ việc theo dõi, giám sát quản lý.

Bán hàng đa cấp giảm thuế VAT như thế nào?

Bán hàng đa cấp giảm thuế VAT như thế nào?

VOV.VN - Doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần công bố công khai, rõ ràng về mức giá mới tới người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và có báo cáo bằng văn bản để phục vụ việc theo dõi, giám sát quản lý.