Kiến nghị ưu tiên nguồn lực riêng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

VOV.VN - Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn; ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng thay mặt Chính phủ ký cho biết, mạng lưới đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng, trong đó đường sắt quốc gia hiện nay đi qua 34 tỉnh/thành phố, gồm 7 tuyến chính và một số tuyến nhánh, với tổng chiều dài 3.143km.

Tuy nhiên, do đầu tư đã lâu và nhiều nguyên nhân khác như chiến tranh, thiên tai nên hiện tại đường sắt chắp vá, tốc độ hạn chế, nguy cơ mất an toàn. Đáng lưu ý là một số khu vực kinh tế quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên chưa có đưòng sắt; hệ thống dường sắt nối vào khu vực cảng biển còn hạn chế, chưa có đường sắt kết nối cảng hàng không quốc tế.

Về đường sắt đô thị, báo cáo của Chính phủ cho thấy quy hoạch tại Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 410km; nghiên cứu xây dựng các tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh; quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ hệ thống đường sắt đô thị. TPHCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray.

Ngoài ra, Chính phủ đã định hướng quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị trong một số quy hoạch tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Hương, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đều chậm so với dự kiến. Thị phần vận tải đường sắt đô thị chưa đáp ứng được khoảng 15%-20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội và TPHCM như quy hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, chất lượng kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt hiện có lạc hậu, xuống cấp; đường sắt kết nối cảng biển lớn chưa được triển khai, kết nối quốc tế hạn chế; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chưa được thông qua chủ trương đầu tư. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.

Chính phủ đã chỉ đạo triển khai các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng. Như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, với tính chất phức tạp, quy mô rất lớn, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển (Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức) để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện đề án báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền; phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2025.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết đến năm 2030 sẽ nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM).

Chính phủ cũng sẽ ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TPHCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Trong tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội và TPHCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế.

Nêu đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, dài hạn, lợi thế thương mại so với đầu tư các lĩnh vực khác thấp nên nguồn lực đầu tư chủ đạo từ đầu tư công, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn; ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.

Chính phủ đang tổng kết Luật Đường sắt 2017 và các quy định có liên quan để xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và một số luật liên quan vận tải đường sắt. Do đó, Chính phủ đề nghị ưu tiên xem xét sớm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng: “Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai"
Phó Thủ tướng: “Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai"

VOV.VN - Chiều 12/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp thứ nhất Ban Chỉ đạo đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Phó Thủ tướng: “Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai"

Phó Thủ tướng: “Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai"

VOV.VN - Chiều 12/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp thứ nhất Ban Chỉ đạo đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Chưa có phương án thỏa mãn yêu cầu quản lý tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia
Chưa có phương án thỏa mãn yêu cầu quản lý tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia

VOV.VN - Theo Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình xây dựng Đề án đã cân nhắc 3 phương án, tuy nhiên không có phương án nào thoả mãn được tất cả yêu cầu của việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Chưa có phương án thỏa mãn yêu cầu quản lý tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia

Chưa có phương án thỏa mãn yêu cầu quản lý tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia

VOV.VN - Theo Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình xây dựng Đề án đã cân nhắc 3 phương án, tuy nhiên không có phương án nào thoả mãn được tất cả yêu cầu của việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thành lập Ban chỉ đạo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Đề nghị bổ sung dự toán hơn 2.500 tỷ, vẫn chậm phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng
Đề nghị bổ sung dự toán hơn 2.500 tỷ, vẫn chậm phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Sáng 17/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Tờ trình của Chính phủ về bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương.

Đề nghị bổ sung dự toán hơn 2.500 tỷ, vẫn chậm phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng

Đề nghị bổ sung dự toán hơn 2.500 tỷ, vẫn chậm phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Sáng 17/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Tờ trình của Chính phủ về bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương.