Kinh tế thế giới đang ở đầu của giai đoạn phục hồi

VOV.VN - Kinh tế thế giới hiện đang ở cuối của giai đoạn tiêu điều và đầu của giai đoạn phục hồi và đan xen với suy thoái nhỏ.

Năm 2015 vừa qua, nền kinh tế thế giới được nhận định là khá ảm đảm. Vậy, đâu là những nguyên nhân khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng không mấy khả quan như vậy, là câu hỏi được giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm.

Từ nguyên nhân sâu xa…

Theo giới phân tích, nguyên nhân sâu xa phải kể đến là do quy luật của khủng khoảng kinh tế chu kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này xuất phát từ Mỹ vào năm 2008. Theo quy luật thì phải trải qua 4 giai đoạn gọi là: khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.

Kinh tế thế giới hiện đang ở cuối của giai đoạn 2 và đầu của giai đoạn 3, đặc trưng của giai đoạn này là phục hồi nhưng chưa bền vững và đan xen với suy thoái nhỏ. Đây là vấn đề đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin đề cập đến trong Học thuyết kinh tế.

Về thời gian của khủng hoảng các nhà nghiên cứu tổng kết trong 50 năm trở lại đây thì thường phải trải qua 7 – 10 năm kinh tế mới phục hồi hoàn toàn và tiếp tục phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này mới được gần 7 năm.

Kinh tế thế giới đang ở giai đoạn phục hồi. (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân bao trùm cần phải kể đến là thiếu sự phối hợp giữa các quốc gia, mỗi quốc gia chưa thấy hết hiệu ứng toàn cầu, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng sâu hơn, rộng hơn; yếu tố cạnh tranh, đấu tranh, thậm chí “xung đột” “chiến tranh” từ tham vọng địa – chiến lược của một số cường quốc cũng tác động không nhỏ.

Ngoài ra còn phải kể đến, công tác dự báo của các tổ chức kinh tế, tài chính với độ dung sai quá lớn. Năm 2015 IMF đã phải 4 lần điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng, trong bối cảnh thông tin toàn cầu cập nhật nhanh và rất nhạy cảm với thị trường, nhất là thị trường chứng khoán.    

Đến nguyên nhân trực tiếp…

Cũng theo giới phân tích, nguyên nhân trực tiếp đó là do các quốc gia điều hành kinh tế vĩ mô thiếu hiệu quả, nhất là việc “lạm dụng” công cụ tài chính một cách thái quá: Duy trì lãi suất thấp quá lâu; gia tăng kích cầu đến mức mất cân đối; điều chỉnh tỷ giá bất thường; “thắt lưng buộc bụng” chưa hợp lý…

Giá dầu lao dốc cũng tác động không nhỏ, không chỉ đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ như: OPEC, Nga, Mỹ… mà còn tác động gián tiếp đến các nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Trung Quốc, Nhật Bản, EU… Tuy họ có lợi khi nhập khẩu, nhưng khi xuất khẩu giảm thì nhu cầu nhiên liệu dầu cũng giảm theo.

Từ sự phân tích các nguyên nhân chúng ta có thể nhận thấy: một thế giới toàn cầu hóa thì các nước ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, thậm chí phụ thuộc vào nhau, khiến tư duy cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, kỳ thị, sát phạt, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau sớm muộn cũng cần phải loại bỏ.

Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn…

Giới nghiên cứu cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, việc các quốc gia liên kết với nhau, hình thành các khu vực thương mại tự do có thể là chìa khóa để cùng giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

Đây là vấn đề lớn thuộc phạm trù thời đại, một trật tự kinh tế thế giới mới đang trong quá trình thai nghén. Trật tự thế giới đa cực đang hình thành, chuẩn bị thay thế cho trật tự đơn cực.

Cũng theo nhận định của giới nghiên cứu thì xu hướng đa cực hóa thế giới đang chuyển từ định hướng sang định hình. Định hướng đã rõ, nhưng định hình đang vận động và nhiều câu hỏi đang đặt ra là: một hay nhiều trung tâm, từng nước hay nhóm nước, khu vực hay liên khu vực…?

Vì thế, việc hình thành “nhóm nước”, “khu vực”, “liên khu vực” đã và đang diễn ra là một xu hướng tích cực, đây cũng có thể là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn giữa cạnh tranh và toàn cầu hóa về lâu dài, ngăn ngừa các cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới mới nổ ra, và cũng là lối thoát khỏi khủng hoảng trong tương lai gần. Những năm vừa qua hàng loạt các tổ chức kinh tế, tài chính ra đời đã nói lên xu thế đó.

Cộng động ASEAN (AEC) đã đi vào vận hành từ ngày 31/12/2015, đây là nhóm nước có dân số đứng thứ 3 thế giới với hơn 600 triệu dân (đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ); kinh tế lớn thứ 7 thế giới  với gần 3.000 tỷ USD, lại là trung tâm của khu vực phát triển năng động nhất của thế kỷ XXI;

Hiệp định thương mại tự do khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (TPP), bao gồm 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, dân số gần 800 triệu người, sản lượng kinh tế khoảng 25 ngàn tỷ USD, tương đương 40% GDP toàn cầu và 30% kim ngạch thương mại thế giới cũng đã ký kết, chỉ còn đợi quốc hội các nước thông qua;

Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) gồm 57 thành viên tham gia, với vốn hàng 100 tỷ USD cũng mới tuyên bố đi vào hoạt động. Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các Hiệp định FTA song phương, đa phương mà các nước ký kết. Trước đó, còn có các tổ chức như: EU, Eurozone, OSCE, BRICS, EAEU… cũng nói lên sự liên kết kinh tế đang có xu hướng gia tăng.

Và năm 2016 với niềm hy vọng…  

Nhìn tổng thể thì kinh tế toàn cầu vẫn đang ở giai đoạn cuối của sự “tiêu điều” và đang bước vào giai đoạn “phục hồi”. Vì thế, việc tăng trưởng chậm chạp, thiếu bền vững của các nền kinh tế Mỹ, hay sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brasil, Nam Phi… sự yếu ớt của kinh tế EU và Nhật Bản là điều có thể giải thích được.

Vì thế, giới nghiên cứu dự báo cho rằng: Năm 2016, mức tăng trưởng kinh tế thế giới tuy giảm nhưng vẫn có gam mầu sáng. Theo đó, tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ đạt mức khoảng 3,6%. Kinh tế Mỹ cũng tăng trưởng nhẹ 2,8%, khu vực Eurozone khiêm tốn hơn với mức 1,6% và Nhật Bản cũng xấp xỉ 1,0%.

Ngoài ra phải kể đến sự lạc qua về khả năng tăng trưởng khá của các nước như: Canada, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, năm 2015 tuy có những yếu tố khởi sắc của nền kinh tế số một thế giới, nhưng chưa vững chắc, cùng với sự suy giảm của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, khiến cho các tổ chức tài chính – kinh tế thế giới đã phải nhiều lần hạ dự báo tăng trưởng.

Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế, sự trưởng thành của giới nghiên cứu và hoạch định chính sách của các quốc gia, khiến sự điều hành vĩ mô và phối hợp kinh tế giữa các quốc gia trong các tổ chức khu vực và toàn cầu có thể có hiệu quả hơn trong năm 2016.

Tuy nhiên, niềm hy vọng vượt qua giai đoạn “tiêu điều” chuyển sang “phục hồi” vững chắc của kinh tế toàn cầu vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điểm nhấn trên bản đồ kinh tế thế giới năm 2015
Những điểm nhấn trên bản đồ kinh tế thế giới năm 2015

VOV.VN - Hoàn tất đàm phán TPP, Nhân dân tệ vào giỏ tiền quốc tế, giá dầu chạm đáy, FED tăng lãi suất… là những điểm nhấn kinh tế thế giới năm 2015.

Những điểm nhấn trên bản đồ kinh tế thế giới năm 2015

Những điểm nhấn trên bản đồ kinh tế thế giới năm 2015

VOV.VN - Hoàn tất đàm phán TPP, Nhân dân tệ vào giỏ tiền quốc tế, giá dầu chạm đáy, FED tăng lãi suất… là những điểm nhấn kinh tế thế giới năm 2015.

Việt Nam được dự báo là điểm sáng kinh tế thế giới 2015
Việt Nam được dự báo là điểm sáng kinh tế thế giới 2015

VOV.VN - Theo báo cáo của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hàng đầu của Pháp (Coface).

Việt Nam được dự báo là điểm sáng kinh tế thế giới 2015

Việt Nam được dự báo là điểm sáng kinh tế thế giới 2015

VOV.VN - Theo báo cáo của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hàng đầu của Pháp (Coface).

OECD cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm
OECD cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm

VOV.VN -Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm, nền kinh tế của các nước mới nổi yếu đi.

OECD cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm

OECD cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm

VOV.VN -Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm, nền kinh tế của các nước mới nổi yếu đi.

Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường
Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường

VOV.VN -Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường.

Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường

Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường

VOV.VN -Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới có thể nằm dưới mức bình thường.