Kinh tế thế giới năm 2021 phục hồi nhanh hơn kỳ vọng

VOV.VN - Hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6% trong năm nay so với mức giảm 3-5% của năm 2020.

Sau 2 năm chiến đấu với đại dịch Covid-19, không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và dần trở lại giai đoạn trước đại dịch. Dù tăng trưởng không đồng đều và vẫn còn những yếu tố nguy cơ từ các biến chủng mới, khủng hoảng năng lượng đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao, song cùng với vaccine và sự chuẩn bị tốt hơn, các chính phủ hi vọng có thể bước sang năm mới 2022 với nhiều lực đẩy hơn.

“Tăng trưởng toàn cầu dự kiến đạt 5,6% trong năm nay. Đây quả thực là một tin tức tốt lành nếu chúng ta nhìn vào tất cả các cuộc suy thoái toàn cầu và những gì xảy ra hậu suy thoái: Con số tăng trưởng tốt nhất mà chúng ta thấy trong vòng 80 năm qua”. Đánh giá của Chủ tịch Ngân hàng thế giới David Malpass đã cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu tươi sáng hơn sau năm “mất mát” 2020.

Hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6% trong năm nay so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Thương mại toàn cầu tăng trưởng 10,7%, trong khi dòng chảy thương mại hàng hóa toàn cầu trong quý III/2021 cũng đạt con số kỷ lục 5.600 tỷ USD và tính chung cả năm sẽ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Động lực phục hồi mạnh mẽ nhất là trong những tháng đầu năm khi các nước dần mở cửa trở lại. Trong khi nhờ các gói kích thích kinh tế khổng lồ và tốc độ bao phủ vaccine nhanh chóng, nền kinh tế Mỹ được ví như "lò xo" bật trở lại mạnh mẽ với tăng trưởng GDP 6,6% trong quý II/2021, cao nhất so với cùng kỳ trong 70 năm qua, thì nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định và dự kiến vượt mục tiêu 6%.

Tín hiệu phục hồi cũng xuất hiện rõ nét hơn tại một số nền kinh tế Ðông Nam Á, trong đó có Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Theo Tổng giám đốc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, việc nhiều nước dần đạt mục tiêu bao phủ vaccine Covid-19, cũng như sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp đã tạo lực đẩy giúp nền kinh tế.

"Sự phục hồi toàn cầu tiếp tục diễn ra, GDP ở hầu hết các quốc gia hiện đã gần đến con đường trước đại dịch. Hỗ trợ tài chính và tiền tệ khổng lồ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, sự phát triển tương đối nhanh chóng của vaccine đã giúp chúng ta đạt được kết quả này”, ông Mathias Cormann nói.        

Tuy nhiên, đà phục hồi lại đang có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm do các làn sóng dịch mới. Sự xuất hiện của biến thể siêu đột biến omicron hồi cuối tháng 11 vừa qua đã khiến nhiều nước trì hoãn kế hoạch mở cửa và hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa đã bị quét sạch khỏi thị trường chỉ sau 1 phiên cuối tuần. Theo dự báo mới nhất của Bloomberg, xu hướng phục hồi trong quý IV/2021 vẫn tiếp tục, song chỉ bằng một nửa so với tốc độ của quý trước và ở dưới mức 1%.   

Các chuyên gia của Goldman Sachs đánh giá, yếu tố gây bất ngờ nhất năm 2021 chính là lạm phát phi mã, đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong các chuỗi phân phối và thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu cho thương mại quốc tế. Có tới 39 nền kinh tế ghi nhận tỷ lệ lạm phát trong quý III/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Mỹ và 18 nền kinh tế khác có chỉ số lạm phát tăng tới 2 điểm phần trăm.          

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là phần nổi của tảng băng và điều các chuyên gia lo ngại nhất chính là sự không đồng đều trong tốc độ phục hồi của các nước. Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgeva, nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo ổn định như trước đại dịch nhờ việc đẩy mạnh thích ứng an toàn với Covid-19. Song để làm được, điều quan trọng nhất vẫn là phải làm việc cùng nhau để phục hồi và định hình một thế giới hậu đại dịch tốt hơn cho tất cả mọi người.

“Chúng ta phải đối mặt với sự phục hồi toàn cầu vẫn còn khó khăn do đại dịch. Trở ngại lớn nhất trước mắt chính là bất bình đẳng về tiêm chủng, khi quá nhiều quốc gia có quá ít khả năng tiếp cận với vaccine, khiến quá nhiều người không được bảo vệ trước Covid-19. Đồng thời, các quốc gia vẫn còn chia rẽ sâu sắc về khả năng ứng phó, hỗ trợ phục hồi và khả năng đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đảm bảo được sự phục hồi mạnh mẽ hơn ở mọi nơi và định hình một thế giới hậu đại dịch tốt hơn cho tất cả mọi người, bằng cách làm việc cùng nhau”, Tổng giám đốc IMF chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến thể Omicron phủ bóng đen lên đà phục hồi kinh tế toàn cầu
Biến thể Omicron phủ bóng đen lên đà phục hồi kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Khi người dân Mỹ và châu Âu đang háo hức chờ đợi mùa nghỉ lễ bình thường nhất trong 2 năm qua, biến thể Omicron xuất hiện kéo theo vòng xoáy lo ngại và bất ổn mới với các hoạt động du lịch, mua sắm, lễ hội và cả nền kinh tế nói chung.

Biến thể Omicron phủ bóng đen lên đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Biến thể Omicron phủ bóng đen lên đà phục hồi kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Khi người dân Mỹ và châu Âu đang háo hức chờ đợi mùa nghỉ lễ bình thường nhất trong 2 năm qua, biến thể Omicron xuất hiện kéo theo vòng xoáy lo ngại và bất ổn mới với các hoạt động du lịch, mua sắm, lễ hội và cả nền kinh tế nói chung.

Nhiều sóng gió đe dọa kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm nay
Nhiều sóng gió đe dọa kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm nay

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với nhiều sóng gió đe dọa làm chậm sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong đó phải kể đến giá cả leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động...

Nhiều sóng gió đe dọa kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm nay

Nhiều sóng gió đe dọa kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm nay

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với nhiều sóng gió đe dọa làm chậm sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong đó phải kể đến giá cả leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động...

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid
Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, nếu không giúp các nước nghèo chống đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại tới 4.500 tỷ USD.

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, nếu không giúp các nước nghèo chống đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại tới 4.500 tỷ USD.