Kinh tế thế giới vẫn chìm trong bất ổn và bế tắc

Nhiều nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài thị trường.

Tháng 1/2012, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, liên tục trong trạng thái trầm lắng. Sau kỳ nghỉ lễ Noel và năm mới, dường như nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng trở lại thị trường. Ngay cả khi có nhiều thông tin quan trọng được công bố, các thị trường tài chính cũng không biến động mạnh. Trên thị trường châu Á, khi một số nước chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán, khối lượng giao dịch giảm dần trong các phiên gần sát Tết, mức biến động rất thấp (dưới 0,5%).

Dù cho đến trước tuần kết thúc ngày 28/01, các thị trường tăng điểm khá bền vững và mang lại khởi đầu năm khá tốt nếu chỉ nhìn qua các con số, tuy nhiên mức biến động từng phiên rất thấp (chưa đến 1%) với hơn 70% các phiên giao dịch. Hơn nữa, khối lượng giao dịch trên các thị trường chứng khoán thế giới đều ở mức thấp hơn nhiều so với các tháng trước đó.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, khối lượng giao dịch trung bình các phiên chỉ ở mức khoảng hơn 6 tỷ cổ phiếu cho đến hơn 7 tỷ cổ phiếu một chút, khối lượng giao dịch trung bình khoảng 6,68 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với con số 8,4 tỷ cổ phiếu trung bình của năm 2011 và còn thấp hơn nữa nếu so với khối lượng giao dịch trung bình của năm 2010. Thống kê của Bloombergđối với TTCK Mỹ cho thấy khối lượng giao dịch trung bình trong tháng 1/2012 trên các sàn thấp nhất từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nguyên nhân cũng không quá khó hiểu. Số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi tín hiệu tốt xấu đan xen, dù tốt nhiều hơn xấu nhưng không đủ đểkhiến nhà đầu tư thay đổi thái độ với thị trường. Có thể điểm qua một số thông tin quan trọng: GDP quý 4/2011 tăng trưởng 2,8%, cao nhất trong 1 năm rưỡi nhưng lại gây thất vọng với thị trường ở thời điểm họ quá khao khát một tin tốt; doanh số bán nhà đơn lẻ tại Mỹ bất ngờ sụt mạnh 2,2%; niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tháng 1/2012 cải thiện khiến người ta hy vọng vào khả năng tiêu dùng có thể tăng trưởng tốt trong thời gian tới…

Thông tin về kết quả lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ cho đến nay phát đi tín hiệu khá tốt, Ford lãi lớn nhất trong 13 năm; quý gần nhất, Apple lãi gấp đôi so với cùng kỳ; IBM công bố lợi nhuận gây ngạc nhiên…

Từ góc độ chính sách, Fed đưa ra thông tin không khiến thịtrường ngạc nhiên: cam kết giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục đến năm 2014, tức là thêm 3 năm nữa.

Khi nền kinh tế Mỹ phát đi tín hiệu trái chiều, nhà đầu tưlại phải đón nhận nhiều tin xấu từ khủng hoảng nợ công châu Âu. Những tưởng sang năm 2012, khi khủng hoảng nợ công châu Âu đã bước sang đến năm thứ 3, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải ráo riết hơn trong việc đưa ra chính sách mạnh tay nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, nhưng xem ra cho đến nay chưa có biện pháp nào cụ thể. Nợ công của Anh vượt mức kỷ lục 1.000 tỷ bảng.

Trong tháng 1 có 3 sự kiện liên quan đến châu Âu được người ta quan tâm: cuộc đối thoại giữa chính phủ Hy Lạp và các bên chủ nợ; 2 buổi họp của lãnh đạo Liên minh châu Âu và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos.

Tính đến cuối tháng 1/2012, cuộc đối thoại của Hy Lạp và các chủ nợ vẫn bế tắc. Hy Lạp muốn các chủ nợ giảm 70% nợ từ thỏa thuận 50% vào trước đó. Buổi họp thứ nhất của lãnh đạo Liên minh châu Âu đã diễn ra, không một quyết định mang tính đột phá nào được đưa ra ngoại trừ việc chính phủ Đứcđã “mềm giọng” hơn trong vấn đề tăng cường quy mô của quỹ giải cứu (EFSF). Lại một lần nữa, IMF lên tiếng cảnh báo chính phủ các nước châu Âu về việc cần xây dựng được một bức tường lửa lớn hơn để ngăn khủng hoảng lan từ nhóm nền kinh tếyếu sang các nền kinh tế vẫn còn mạnh.

Ông Joseph Stiglitz , kinh tế gia đạt giải Nobel, cho rằng việc châu Âu vận động thực hiện các biện pháp thắt chặt ngân sách không phải cách tốt để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực và có thể khiến niềm tin sụt giảm. Giáo sư kinh tế đại học Colombia nhận xét: “Việc châu Âu vận động thực hiện biện pháp tiết kiệm hoàn toàn sai lầm. Niềm tin sẽ không thể trở lại, chỉ có điều ngược lại. Vì vậy tôi nghĩ châu Âu đang hoàn toàn đi sai hướng.” Ông khẳng định kinh tế châu Âu sẽ có thể đi xuống mạnh, ông cho rằng dường như lãnh đạo châu Âu đang không hiểu được họthực ra cần phải làm gì.

Châu Âu quá bế tắc với hướng giải quyết khủng hoảng nợ vàđiều duy nhất họ nghĩ tới là phải cắt giảm ngân sách mạnh tay hơn nữa, tuy nhiên đáng tiếc, càng cắt giảm ngân sách, kinh tế càng tăng trưởng kém, nguồn thu của chính phủ giảm, điều xấu này còn dẫn đến điều tồi tệ hơn và châu Âu nhiều khả năng sẽ rơi vào vòng xoáy suy giảm, đúng như dự báo của George Soros vào cuối tháng 1.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos cũng không mangđến thông tin gì mới ngoài việc các tỷ phú và nhà đầu tư nổi tiếng như George Soros hay chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini hoặc một số tỷ phú hàng đầu của ẤnĐộ kêu ca về khủng hoảng nợ công châu Âu và vấn đề tăng thuế đối với người giàuđể giảm bất bình đẳng. Từ “bất bình đẳng” dù được đề cập đến nhiều nhưng nó thực ra gần như không xuất hiện trong chương trình làm việc của WEF.

Tháng 1/2012, châu Âu lại căng thẳng với các tổ chức xếp hạng tín dụng khi S&P hạ xếp hạng tín dụng 9 nước châu Âu trong đó có cảPháp, Áo – 2 nền kinh tế lớn thuộc khu vực đồng tiền chung, duy nhất còn Đức giữ được xếp hạng AAA trong eurozone. Tây Ban Nha và Italy đồng thời bị hạ xếp hạng tín dụng. S&P còn hạ xếp hạng tín dụng của quỹ giải cứu châu Âu (EFSF).

Đến cuối tháng 1, đến lượt Fitch hạ xếp hạng tín dụng của 5 nước châu Âu bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cyprus. Khi còn quá căng thẳng với giải pháp cho khủng hoảng nợ khu vực, quyết định hạ xếp hạng của hàng loạt tổ chức lớn trên thế giới khiến lãnh đạo châu Âu thêm đau đầu và đã có lúc họ tuyên chiến với các tổ chức này. Trước đó Fitch còn khiến người ta lo sợ khi khẳng định Fitch tin Hy Lạp sẽ vỡ nợ.

Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha chạm mức 22,8%, như vậy khoảng gần 5,3 triệu người Tây Ban Nha đang thất nghiệp. Chính phủ Tây Ban Nha đang gặp khó khăn với một nền kinh tế chuẩn bịrơi vào suy thoái.

Thông tin từ châu Á không khỏi khiến người ta lo ngại. Nền kinh tế hàng đầu khu vực, Nhật, đón nhận thông tin Nhật thâm hụt thương mại lầnđầu tiên trong hơn 30 năm; kinh tế Hàn Quốc quý 4/2011 tăng trưởng kém nhất trong 2 năm…Như vậy có thể thấy kinh tế châu Á thực ra cũng không hoàn toàn tách biệt với kinh tế châu Âu và kinh tế Mỹ như người ta hy vọng.

Xét về bản chất của kinh tế Nhật và Hàn Quốc, cũng không nên quá ngạc nhiên với các thông tin trên bởi Nhật và Hàn Quốc cho đến nay vốn phụthuộc nhiều vào xuất khẩu; xuất khẩu cực kỳ quan trọng trong kinh tế Hàn Quốc và khi nền kinh tế của thị trường xuất khẩu như Mỹ, châu Âu suy giảm, Hàn Quốc cũng khó tránh khỏi tác động. Kinh tế Hàn Quốc dự kiến còn khó khăn hơn trong năm 2012, Bộ Tài chính Hàn Quốc dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ rớt xuống khoảng 7,4% trong năm 2012 từ mức gần 20% năm 2011.

Với hàng loạt thông tin bất lợi từ Mỹ, châu Âu và tác độngđến châu Á, IMF hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 từ 4% xuống còn 3,3%, cho rằng khu vực eurozone gồm 17 quốc gia thành viên sẽ tăng trưởng âm 0,5% trong năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên