Làm hầm Đèo Cả bằng nguồn vốn và nhà thầu trong nước

Dự án được xây dựng bằng hình thức BOT có tổng chi phí 6.500 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 83,43%.

Chủ đầu tư dự án hầm đèo Cả sẽ không vay vốn của các ngân hàng nước ngoài vì việc đàm phán kéo dài, thay vào đó sẽ chuyển sang vay của các ngân hàng trong nước. Do đây là dự án quan trọng trên quốc lộ 1A nhằm giảm tai nạn giao thông và rút ngắn quãng đường qua đèo Cả nên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng không chọn nhà thầu nước ngoài mà giao cho nhà thầu trong nước thực hiện.

Theo ông Hồ Minh Hoàng, TGĐ Công ty CP đầu tư đèo Cả cho biết, việc đàm phán vay vốn nước ngoài thường kéo dài, trong khi các ngân hàng trong nước đang có nguồn tín dụng dồi dào vì thế công ty quyết định chuyển sang vay vốn trong nước để thực hiện dự án.

Hôm 22/10, Công ty CP đầu tư đèo Cả đã ký hợp đồng vay vốn với một ngân hàng trong nước với khoản vay 5.420 tỉ đồng cho phần vốn BOT (xây dựng- kinh doanh - chuyển giao). Hiện nay, nhà thầu đang xây dựng đường công vụ tạm để động thổ xây dựng cửa hầm trong tháng 12 này và dự kiến thông hầm vào năm 2016.

Để đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư cũng không thực hiện hình thức hợp đồng EPC (hợp đồng thầu trọn gói) đối với gói thầu xây dựng hầm đèo Cả mà chuyển sang hình thức hợp đồng thi công xây lắp và lựa chọn nhà thầu trong nước có năng lực để đẩy nhanh tiến độ.

Trong thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 4/12, Chính phủ đã đồng ý để Công ty cổ phần đầu tư đèo Cả chuyển sang vay vốn trong nước thay vì vay các ngân hàng nước ngoài như trước đây.

Cho dù, dự án đã được khởi công vào tháng 12/2012 nhưng bị chậm tiến độ, do đó Bộ GTVT phải kiến nghị Chính phủ thay thế nhà thầu và thay đổi nguồn vốn phần BOT.

Đối với phần vốn BOT tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu là 10.555 tỉ đồng, sau đó điều chỉnh xuống còn 6.500 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 83,43%. Còn phần vốn BT (xây dựng -chuyển giao) hơn 4.500 tỉ đồng cũng được nhà đầu tư quay sang vay của Ngân hàng Công thương (Vietinbank) thay vì vay của Goldman Sachs International như lúc đầu.

Toàn bộ dự án hầm đường bộ qua đèo Cả có tổng chiều dài 13,4 km, riêng hầm đèo Cả dài 3,9 km, hầm Cổ Mã dài 500 mét, đường dẫn và cầu dài hơn 9 km. Công trình gồm 2 đường hầm chạy song song, mỗi hầm rộng 8,5 mét với 2 làn xe.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016. Khi đưa vào sử dụng hầm đèo Cả sẽ giúp các phương tiện giao thông giảm 3/4 thời gian qua đèo, giảm thiểu mức độ nguy hiểm, nhất là nạn đá lở thường xuyên diễn ra trong mùa mưa bão./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 15.600 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ đèo Cả
Hơn 15.600 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ đèo Cả

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả được xây dựng qua 2 tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, theo hình thức BOT và BT.  

Hơn 15.600 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ đèo Cả

Hơn 15.600 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ đèo Cả

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả được xây dựng qua 2 tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, theo hình thức BOT và BT.  

Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng hầm đèo Cả
Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng hầm đèo Cả

VOV.VN-Vướng mắc hiện nay là nhà đầu tư chưa xây dựng xong khu tái định cư nên các hộ dân bị giải tỏa chưa thể di dời để bàn giao mặt bằng.

Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng hầm đèo Cả

Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng hầm đèo Cả

VOV.VN-Vướng mắc hiện nay là nhà đầu tư chưa xây dựng xong khu tái định cư nên các hộ dân bị giải tỏa chưa thể di dời để bàn giao mặt bằng.

Dự án hầm Đèo Cả chậm tiến độ
Dự án hầm Đèo Cả chậm tiến độ

Dự án đang bị chậm tiến độ 13 tháng so với hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư Đèo Cả) với Bộ GTVT.

Dự án hầm Đèo Cả chậm tiến độ

Dự án hầm Đèo Cả chậm tiến độ

Dự án đang bị chậm tiến độ 13 tháng so với hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư Đèo Cả) với Bộ GTVT.