Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

VOV.VN - Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc.
 

Số liệu chính thức của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm qua (10/9) cho biết, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong tháng 5, lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.

Cụ thể,  chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 (CPI) tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,8% so với tháng trước đó. Đây là chỉ số CPI cao nhất kể từ tháng 1 trở lại đây khi chứng kiến mức tăng 2,5%.

 

 

CPI của Trung Quốc tăng cao chủ yếu do giá lương thực tăng, đặc biệt, giá trái cây trong nước tăng tới 20%. Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại của chính phủ về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Tuy nhiên, chỉ số CPI vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3,5% của chính phủ đưa ra hồi tháng 3.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) (đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất) cũng giảm 1,4% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Số liệu mới công bố cũng cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc tăng 16,5% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo của các chuyên gia.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc cũng chỉ tăng 7,4% trong quý I/2014, thấp nhất kể từ quý I/2012 đến nay.

Chính phủ Trung Quốc trước đó đã đưa ra một số biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm cả việc giảm yêu cầu lượng tiền mặt dự trữ của ngân hàng, hỗ trợ tài chính cho các công ty nhỏ và chi cho cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, những chính sách này cho đến nay vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Những động thái mới đây của chính phủ Trung Quốc như cắt giảm lãi suất càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ quá tải các khoản tín dụng.

Trung Quốc không phải là nền kinh tế duy nhất đang phải đương đầu với mối nguy giảm phát. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra một loạt các biện pháp như, cắt giảm lãi suất, để thúc đẩy kinh tế khu vực đồng euro và lạm phát thấp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á
Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

VOV.VN - Đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Trung Quốc trong quý I/2014 đã giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

VOV.VN - Đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Trung Quốc trong quý I/2014 đã giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc
Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN - Đặc biệt, lần đánh thuế này của Mỹ áp dụng cả trên tấm pin và các tế bào quang điện được sử dụng để tạo nên sản phẩm này.

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN - Đặc biệt, lần đánh thuế này của Mỹ áp dụng cả trên tấm pin và các tế bào quang điện được sử dụng để tạo nên sản phẩm này.

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc
Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

VOV.VN - Các công ty thành viên EuroCham đã mất gần 30 tỷ USD doanh thu năm 2013 do rào cản chính sách khi gia nhập thị trường Trung Quốc.

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

VOV.VN - Các công ty thành viên EuroCham đã mất gần 30 tỷ USD doanh thu năm 2013 do rào cản chính sách khi gia nhập thị trường Trung Quốc.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

VOV.VN - Trung Quốc cũng có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra cho năm 2014 là khoảng 7,5%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

VOV.VN - Trung Quốc cũng có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra cho năm 2014 là khoảng 7,5%.