Lãng phí ở các dự án "trùm màn" trong cả nước làm xói mòn niềm tin của nhân dân

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận), lãng phí là vấn đề không mới, vì hàng năm đều được Quốc hội đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, hiện nay nó là vấn đề mang tính thời sự vì kìm hãm phát triển, là lực cản của đất nước hùng cường, đưa nhân dân ta ấm no, hạnh phúc.

Hàng trăm nghìn căn hộ bỏ trống “trơ gan cùng tuế nguyệt”

Tiếp tục phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 hôm nay 4/11 tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) nhấn mạnh đến những thành tích của kinh tế xã hội năm 2024, dấu ấn quyết liệt, mạnh mẽ của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, trong bối cảnh thế giới phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự quyết tâm của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, sự đồng hành của doanh nghiệp nên kết quả đạt được đáng khích lệ.

“GDP tăng trưởng ước tính khoảng 6,8% đến 7%/năm 2024, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra 6-6,5%, thuộc nhóm ít quốc gia có tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, cân đối lớn đảm bảo”, đại biểu Thông nói.

Theo đại biểu đoàn Bình Thuận, các lĩnh vực văn hoá xã hội, chính sách an sinh được hỗ trợ, công tác đối ngoại quốc phòng an ninh được nâng cao. Đặc biệt, đối ngoại cấp cao được chủ động, là điểm sáng trong rất nhiều điểm sáng của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nhìn nhận lại kết quả trên đã phát huy hết tiềm năng của đất nước, nhân dân, đã đáp ứng được mong mỏi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay chưa? Ông Thông khẳng định: “Theo tôi là chưa!”.

Ông Thông đánh giá và nhất trí với thách thức mà Chính phủ, Uỷ ban kinh tế của Quốc hội đưa ra trong bối cảnh hiện nay và các giải pháp trong thời gian tới và đưa vấn đề lãng phí.

“Lãng phí là vấn đề không mới, vì hàng năm đều được Quốc hội đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, hiện nay nó là vấn đề mang tính thời sự vì kìm hãm phát triển, là lực cản của đất nước hùng cường, đưa nhân dân ta ấm no, hạnh phúc”, ông Thông đánh giá.

Theo ông Thông: “Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến chống tệ lãng phí. Người căn dặn: “Tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân” và “Người chỉ rõ, tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi hại nhiều hơn, tai hại nhiều hơn vì phổ biến”.

Ông Thông đau xót nêu: “Lãng phí ở đây là lãng phí của cải xã hội, lãng phí ở các “dự án trùm màn” đang diễn ra trên phạm vi cả nước”.

“Có thể chúng ta chưa có số liệu chính thức về lãng phí, nhưng tôi nghĩ con số lãng phí là hàng trăm nghìn tỷ đồng, đó là con số về tài chính, nhưng còn có lãng phí về nguồn lực đất đai, chi phí đất nước và lãng phí về chi phí cơ hội không gì đo đếm hết được. Đó là lãng phí niềm tin của nhân dân”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông khẳng định.

Ông Thông nêu ví dụ: “Các vụ việc lãng phí điển hình như lãng phí điện gió, điện mặt trời của doanh nghiệp dù được đầu tư nhiều tiền của nhưng đến nay chưa đưa vào sử dụng, vận hành. Rồi hàng trăm nghìn căn hộ nhà ở được xây xong nhưng rồi bị bỏ trống “trơ gan cùng tuế nguyệt”, rồi các công trình, dự án hàng chục năm xây dựng nhưng chưa xong. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng xuất phát từ yếu tố nào đi nữa, từ Nhà nước, từ nhà đầu tư, doanh nghiệp… thì đây vẫn là của cải của đất nước, của nhân dân phải được tháo gỡ”.

Theo đại biểu đoàn Bình Thuận, việc Quốc hội, Chính phủ có chủ trương bàn về giải pháp tháo gỡ các dự án vướng mắc trong các phiên họp gần đây là quan điểm đồng hành, kiến tạo cho phát triển của đất nước… Nhưng đây không phải là quan điểm “hợp thức hoá sai phạm”.

Ngay trong kỳ họp này, Quốc hội xem xét nhiều nội dung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong Luật Đầu tư, Luật Đầu tư, xem xét đối với các kết luận Thanh tra dự án ở TP.HCM và Đà Nẵng thể hiện quan điểm tháo gỡ các vướng mắc để tạo cơ hội cho phát triển.

“Tôi rất mong tiếp tục rà soát dự án, công trình vướng mắc hiện nay. Các dự án qua thanh tra, điều tra, chậm do triển khai văn bản chưa đồng bộ. Có thể ban hành cơ chế đặc thù cho các dự án, địa phương để nhân rộng, phát triển đất nước”, đại biểu đoàn Bình Thuận bày tỏ.

Rào cản, thủ tục là nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt chậm lớn

Liên quan đến vấn đề gỡ vướng cho doanh nghiệp đầu tư, khôi phục ý chí kinh doanh của doanh nhân, đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng cho biết, môi trường kinh doanh đã thông thoáng hơn nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền ngay từ khi khởi nghiệp đó là điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn rất khó thực thi.

“Tình trạng này tạo ra nhiều rào cản, phát sinh thủ tục cấp phép có điều kiện, phát sinh chi phí phi chính thức, dẫn đến doanh nghiệp phải trì hoãn, thậm chí huỷ bỏ kế hoạch kinh doanh gây lãng phí nguồn lực và cơ hội kinh doanh”, đại biểu Lã Thanh Tân nói, đồng thời khẳng định: Chính rào cản, thủ tục là nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt chậm lớn như thời gian qua.

Theo Đại biểu Tân, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia, nhiều sản phẩm được áp dụng điều kiện kinh doanh có thể là biện pháp quản lý quá mức cần thiết, không phù hợp. Thay vì ban hành điều kiện kinh doanh, Nhà nước nên đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp.

Do đó, đại biểu đoàn TP.Hải Phòng yêu cầu cầu xoá bỏ các điều kiện kinh doanh mà không được quy định bởi các quy định pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Cũng liên quan tới rào cản, thủ tục “hành” doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) dẫn lại câu thơ "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du  để nói về tâm tư của nhà đầu tư khi đi làm thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hiện nay.

Ông Nam cho rằng, việc giải quyết thủ tục hành chính của một số cơ quan còn kéo dài, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát, nhất là trong quy trình phối hợp trao đổi lấy ý kiến giữa các cơ quan bộ ngành. Đối chiếu giữa quy định thời hạn giải quyết trong luật và thực tế còn khoảng cách rất xa.

Đại biểu đoàn Phú Thọ dẫn chứng việc triển khai hai dự án trọng điểm về xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp huyện Hạ Hòa và huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ). Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất các nhà đầu tư đã quan tâm khởi động dự án từ tháng 9/2018, nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu vào tháng 3/2021 và hoàn thiện bổ sung hồ sơ vào tháng 8/2022.

Quá trình xử lý hồ sơ dự án từ khi khởi động, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành 51 văn bản xin ý kiến, báo cáo, giải trình gửi các bộ ngành xin ý kiến về thủ tục đất đai, đấu nối giao thông, sắp xếp lại tài sản công và nhiều thủ tục liên quan đến dự án. Tuy nhiên, "việc trả lời của các bộ ngành rất chậm, không theo quy trình một cửa, chưa thực sự quan tâm đến người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ", ông Nam nói.

Theo ông Nam, trong khi theo Luật Đầu tư tổng thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không quá 3 tháng, riêng việc lấy ý kiến các cơ quan bộ ngành liên quan đến nội dung thẩm định không quá 15 ngày. Nhưng đến nay hồ sơ dự án trên chưa được giải quyết dứt điểm. Nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư nên tâm tư "đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh".

Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tăng cường giám sát, kiểm tra chuyên đề về giải quyết thủ tục hành chính để tạo sự lan truyền mạnh mẽ về đổi mới cải cách từ trung ương đến địa phương, thực hiện đúng, đủ nghiêm túc các quy định, nguyên tắc về thực hiện thủ tục hành chính, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với địa phương theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

"Cùng với đó cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp", ông Nam nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng"
"Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng"

VOV.VN - “Một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.

"Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng"

"Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng"

VOV.VN - “Một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

VOV.VN - “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc…”.

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

VOV.VN - “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc…”.

Chủ tịch Quốc hội: Sử dụng vốn đầu tư công không để xảy ra thất thoát, lãng phí
Chủ tịch Quốc hội: Sử dụng vốn đầu tư công không để xảy ra thất thoát, lãng phí

VOV.VN - Chiều 26/9, phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư. 

Chủ tịch Quốc hội: Sử dụng vốn đầu tư công không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Chủ tịch Quốc hội: Sử dụng vốn đầu tư công không để xảy ra thất thoát, lãng phí

VOV.VN - Chiều 26/9, phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.