Lạng Sơn tạo điều kiện cho nhà đầu tư  đẩy nhanh Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

VOV.VN - UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định luôn đồng hành, tạo điều kiện, hỗ trợ nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và vận hành Dự án.           

"Không có chuyện Lạng Sơn gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và làm chậm đến tiến độ triển khai Dự án". Đây là khẳng định của ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn liên quan đến những "lùm xùm" gần đây xung quanh Dự án tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đã phê duyệt điều chỉnh Dự án gồm 2 dự án thành phần: Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn từ Bắc Giang đến Chi Lăng dài 64 km; kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn, dài 110 km và Tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Chi Lăng, dài 43km. 

Hiện tại Dự án thành phần 1 đã hoàn thành, vận hành khai thác từ tháng 01/2020; Dự án thành phần 2 đã hoàn thành việc bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng, trích lục kiểm đếm đạt 100% khối lượng và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư đạt 20%. Nhà đầu tư đã huy động vốn giải ngân cho giải phóng mặt bằng 149,7 tỷ đồng, chi phí tư vấn 54,6 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án và chi phí khác 37,2 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình triển khai Dự án thành phần 2 do gặp khó khăn trong thu xếp, huy động nguồn vốn thực hiện, Nhà đầu tư và UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án và được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về việc cân đối vốn cho dự án giai đoạn 2021-2025, giao UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương, chủ động lựa chọn phương án đầu tư phù hợp khả năng huy động nguồn vốn để sớm hoàn thành toàn tuyến cao tốc từ Bắc Giang đến cửa khẩu Hữu Nghị, đảm bảo kết nối đồng bộ và hiệu quả tài chính.

Đến nay Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo dự kiến kế hoạch vốn hỗ trợ nguồn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021-2025 là 2.500 tỷ đồng. Do có sự điều chỉnh về quy mô đầu tư và cơ cấu nguồn vốn nhằm đảm đảm bảo quy mô đầu tư và hiệu quả khả thi của dự án, cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo quy định hiện hành để có cơ sở triển khai thực hiện.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng khẳng định, các cơ quan chức năng của tỉnh luôn đồng hành, tạo điều kiện, hỗ trợ nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và vận hành Dự án. Trong quá trình thực hiện Dự án cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn (năm 2016) đến nay, UBND tỉnh Lạng Sơn và các sở, ban ngành của tỉnh đã tích cực giúp đỡ, hỗ trợ Nhà đầu về mọi mặt để triển khai dự án.

Liên quan đến câu hỏi "Nhà đầu tư Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả xin rút không tham gia dự án có ảnh hưởng đến việc triển khai dự án hay không?", ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, UBND tỉnh Lạng Sơn nhận được thông tin từ Công ty cổ phần Ligogi 16 và tập đoàn Hà Thanh (2 nhà đầu tư của dự án) rằng nếu Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả rút khỏi dự án thì 2 nhà đầu tư này vẫn đủ năng lực thực hiện dự án.

“Nhiều thông tin cho rằng Lạng Sơn gây khó khăn cho DN nhưng UBND tỉnh khẳng định không có chuyện gây khó khăn cho DN để làm chậm tiến độ triển khai. Hơn ai hết tỉnh Lạng Sơn mong muốn có 1 tuyến đường cao tốc hoàn chỉnh từ Hữu Nghị về đến Hà Nội nên đang chỉ đạo các ngành rà soát, cùng với nhà đầu tư để giải trình, làm rõ với Hội đồng thẩm định liên ngành. UBND tỉnh rất mong muốn Hội đồng thẩm định liên ngành thông qua để trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, sau đó tỉnh sẽ bắt tay vào thực hiện ngay”, ông Quỳnh cho biết thêm.

Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Lạng Sơn và phát triển kinh tế vùng Đông Bắc; là tuyến huyết mạch trọng yếu, kết nối hành lang kinh tế rất quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như kết nối thị trường Trung Quốc - ASEAN. Đây cũng là 1 trong 7 tuyến cao tốc kết nối với thủ đô Hà Nội./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị làm khó, nhà đầu tư “dọa” rút khỏi dự án
Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị làm khó, nhà đầu tư “dọa” rút khỏi dự án

VOV.VN - Nhà đầu tư cho rằng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Lạng Sơn chưa làm tròn trách nhiệm khi xử lý các vướng mắc tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và dự án nối từ Hữu Nghị - Chi Lăng.

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị làm khó, nhà đầu tư “dọa” rút khỏi dự án

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị làm khó, nhà đầu tư “dọa” rút khỏi dự án

VOV.VN - Nhà đầu tư cho rằng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Lạng Sơn chưa làm tròn trách nhiệm khi xử lý các vướng mắc tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và dự án nối từ Hữu Nghị - Chi Lăng.

Gỡ nút thắt để Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị hoàn thành vào 2020
Gỡ nút thắt để Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị hoàn thành vào 2020

VOV.VN -Nếu địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thì nhà đầu tư cam kết sẽ thông tuyến Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị vào năm 2020.

Gỡ nút thắt để Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị hoàn thành vào 2020

Gỡ nút thắt để Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị hoàn thành vào 2020

VOV.VN -Nếu địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thì nhà đầu tư cam kết sẽ thông tuyến Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị vào năm 2020.

Làm cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức đầu tư BOT
Làm cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức đầu tư BOT

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bổ sung đoạn cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Làm cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức đầu tư BOT

Làm cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức đầu tư BOT

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bổ sung đoạn cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.