Làng trồng Phật thủ, thu tiền tỷ mỗi năm

(VOV) - Cây phật thủ đã giúp nhiều gia đình nông dân ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội có thu nhập hàng tỷ mỗi năm.

Càng gần đến Tết Nguyên đán, những con đường dẫn đến thôn Đông, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) càng tấp nập. Thương lái các nơi đổ về đây, ra tận các các vườn cây phật thủ chọn mua để mang về các chợ đầu mối bán. Để bảo quản mang quả phật thủ đi xa, người ta phải bọc chúng bằng giấy vệ sinh và giấy báo rất cẩn thận thì mới không bị hỏng. Theo những người buôn bán hoa quả, quả phật thủ tươi lâu nên họ vào các vườn mua sớm để bán dần hàng tháng trước Tết.

Trong những năm gần đây, quả phật thủ ngày càng được người tiêu dùng chuộng mua về thờ Phật và cúng gia tiên vì hình dáng và tên gọi đặc biệt của nó. Người ta thích đặt trên thờ những quả phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe. Trong ngày Tết, nhiều gia đình còn bày riêng một mâm toàn quả phật thủ, thể hiện sự đầy đặn, cầu chúc tốt lành cho mọi người.

Quả phật thủ trong vườn nhà anh Nguyễn Phú Dũng

Tại vườn cây của nhà anh Nguyễn Phú Dũng, chúng tôi đã gặp nhà sư Thích Thanh Chiến - trụ trì chùa Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đích thân đến tận vườn chọn mua hàng nghìn trái phật thủ. Theo nhà sư Thích Thanh Chiến, hàng năm ông đến tận các vườn phật thủ mua các trái phật thủ đẹp có nhiều tay, đồng thời có màu sắc đẹp để dâng lễ Phật và biếu mọi người để dâng lễ cúng tổ tiên, ông bà.

Quả phật thủ chia thành nhiều nhánh như bàn tay của Phật che chở cho mọi người. Thời gian gần, quả phật thủ được người dân VN rất ưa chuộng vì nó rất thơm và để được lâu. Với những quả phật thủ có cuống dài, cắm cuống quả vào nước, có quả ra rễ có thể giữ được 5-6 tháng. Sau khi dâng lễ thờ cúng phật và lễ gia tiên, người ta lấy quả xuống thái thành từng lát mỏng để ngâm rượu hoặc ngâm vào mật ong để làm thuốc chữa bệnh cho mọi người, nhất là chữa bệnh ho cho trẻ em. Đây là bài thuốc dân gian rất quý.

Đây là một quả phật thủ có rất nhiều "tay"

Theo ông Nguyễn Phú Thủy, chú anh Dũng, là một trong những người có công đem cây phật thủ về trồng ở Đắc Sở, cách đây hơn một chục năm, trong một dịp đi Yên Bái chơi, thấy loài cây này có giá trị về kinh tế nên ông đem giống về trồng ở Đắc Sở. Đồng đất Đắc Sở hợp với cây và người Đắc Sở chăm chỉ, chẳng quản "một nắng, hai sương" chăm bón cho cây. Cây chẳng phụ người, ngày càng phát triển tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nông dân.

Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, cây phật thủ là họ hàng của cam, bưởi. Phật thủ ra hoa, kết trái quanh năm. Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh vườn tược và bón xới vườn, bón phân hữu cơ và phân hóa học cân đối để cây có sức sống khỏe. Người ta cũng có những kỹ thuật đặc biệt như: vít cành hay phun hỗ trợ cho cây ra hoa và kết trái, chín rộ vào dịp Tết.

Nhà sư Thích Thanh Chiến lựa chọn từng quả phật thủ tại vườn

Cây phật thủ hay bị xỉ mủ, phải chăm sóc các loại thuốc đúng cách để cho nó tái tạo lại bộ rễ và không bị thối. Để cho quả ra đúng Tết phải ức chế thời gian sinh trưởng, khoanh vỏ để cho nó ra hoa đồng loạt và có nhiều quả trong dịp Tết.

Nếu có kỹ thuật canh tác tốt thì mỗi cây phật thủ cho từ 70 đến 100 quả/năm. Giá bán mỗi quả phật thủ rẻ nhất cũng 40-50.000 đồng. Những quả đẹp, có ngón dài, nhiều tầng lớp đều đặn có giá hàng triệu, thậm chí có quả bán được gần chục triệu đồng. Cũng là đồng đất ấy, nhưng cây phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều các loại cây trồng khác. “Trước đây khu đất này chúng tôi trồng cây ngô và cây dong giềng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày chúng tôi chuyển đổi từ 2009 đến nay thì đem lại kinh tế cao, mỗi mẫu vườn cho thu nhập từ 400 triêu đến 600 triệu. Chúng tôi làm nhà khang trang, mua các thiết bị trong gia đình nhờ vào trồng cây phật thủ”- anh Dũng khoe.

Mỗi cây phật thủ cho từ 70-100 quả mỗi năm

Giờ đây, kinh tế gia đình những nông dân ở xã Đắc Sở như ông Nguyễn Phú Thủy, hay anh Nguyễn Phú Dũng đã giàu có hơn nhờ trồng cây phật thủ. Những người nông dân năng động vươn lên giàu có bằng đồng đất quê hương sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các gia đình trong thôn xóm để nâng cao đời sống. Bà Lê Thị An cho biết gia đình bà chuyển sang trồng phật thủ vì loại cây này giúp phát triển kinh tế gia đình nhanh hơn thứ cây khác. Ông Thủy cũng như anh Dũng sẵn sàng giúp cho các con, cháu bà giống và kỹ thuật trồng cây phật thủ.

Đóng gói phật thủ để vận chuyển đi xa

"Hữu xạ tự nhiên hương", nhiều người nghe tiếng người dân Đức Sở trồng cây phật thủ giỏi đã tìm đến mua giống. Những người như ông Thủy, anh Dũng sẵn sàng cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật để giúp đỡ cho họ cùng làm giàu từ cây phật thủ.

Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, hiện nay, anh đang thử nghiệm trồng các loại phật thủ bon-sai. Nếu thành công, thì cây phật thủ sẽ giúp cho gia đình anh và những người dân ở xã Đắc Sở ngày càng giàu có hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu 300 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ từ ô tô
Thu 300 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ từ ô tô

(VOV) - Riêng việc thu phí đường bộ của xe máy sẽ được các địa phương thực hiện từ nay đến hết năm 2013.

Thu 300 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ từ ô tô

Thu 300 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ từ ô tô

(VOV) - Riêng việc thu phí đường bộ của xe máy sẽ được các địa phương thực hiện từ nay đến hết năm 2013.

Bất ngờ vàng giảm về 45,6 triệu đồng/lượng
Bất ngờ vàng giảm về 45,6 triệu đồng/lượng

(VOV) - Hiện giá vàng trong nước đang ở mức 45,62 triệu đồng/lượng, vàng thế giới 1.676,20 USD/oz.

Bất ngờ vàng giảm về 45,6 triệu đồng/lượng

Bất ngờ vàng giảm về 45,6 triệu đồng/lượng

(VOV) - Hiện giá vàng trong nước đang ở mức 45,62 triệu đồng/lượng, vàng thế giới 1.676,20 USD/oz.

Giá dầu tiếp tục tăng, lên 115 USD/thùng
Giá dầu tiếp tục tăng, lên 115 USD/thùng

(VOV) - Giá dầu tăng sau tuyên bố của Fed giữ nguyên gói nới lỏng tiền tệ.

Giá dầu tiếp tục tăng, lên 115 USD/thùng

Giá dầu tiếp tục tăng, lên 115 USD/thùng

(VOV) - Giá dầu tăng sau tuyên bố của Fed giữ nguyên gói nới lỏng tiền tệ.