“Lấy cá cho cá ăn” khó phát triển nuôi biển công nghiệp bền vững

VOV.VN - Sử dụng cá tạp và thức ăn tự chế biến khiến chất lượng cá nuôi không đảm bảo, khó kiểm soát nên cần được thay thế bằng thức ăn, dinh dưỡng công nghiệp cho phát triển lâu dài.

Nước ta đang chuyển dần từ đánh bắt gần bờ sang nuôi trồng hải sản trên biển. Tuy vậy, để nuôi biển bền vững có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trong đó có thức ăn, dinh dưỡng công nghiệp để thay thế thức ăn bằng cá tạp gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh như hiện nay.

Tỉnh Khánh Hòa có lợi thế đường bờ biển dài 385 km, có nhiều Viện, Trường nghiên cứu, đào tạo về thủy sản nên đã trở thành trung tâm sản xuất con giống, hải sản thương phẩm lớn của cả nước. Tuy vậy, nhiều vùng nuôi ở địa phương này vẫn lúng túng từ con giống đến thức ăn nên lĩnh vực nuôi biển vẫn còn bấp bênh, khó bền vững.

Anh Nguyễn Văn Vinh, chủ trang trại nuôi cá tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 5 triệu con giống, 50 tấn cá thương phẩm có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá chim. Mấy năm gần đây, bên cạnh thức ăn truyền thống từ cá tạp, cơ sở của anh Vinh đã dùng thức ăn công nghiệp.

“Hiện tại giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao nên giá thức ăn tăng cao. Nếu gặp đúng thời điểm cá không được giá thương phẩm, người nuôi sẽ rủi ro rất lớn, trong khi một số nguồn thức ăn tự nhiên giờ không đảm bảo chất lượng, khiến cá rất nhiều bệnh”, anh Vinh chia sẻ.

Thực tế cho thấy, phát triển ngành nuôi biển ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hoạt động tự phát dẫn đến ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất giống, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế… Đặc biệt, việc sử dụng cá tạp, thức ăn tự chế biến khiến chất lượng cá nuôi không đảm bảo, khó kiểm soát. Hiện nay, thức ăn công nghiệp đã được các DN sản xuất với nhiều chủng loại nhưng không ít hộ dân vẫn sử dụng cá tạp theo thói quen.

Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus châu Á cho biết, để người dân sử dụng thức ăn công nghiệp phải có những mô hình, cũng như các cách làm cụ thể. “Nhiều người nuôi đang thử nghiệm thức ăn song song, 1/2 dùng theo cách cũ chủ yếu là cá tạp và 1/2 dùng thức ăn theo hướng dẫn của De Heus, sau đó đánh giá lại hiệu quả. Vấn đề giá thức ăn tăng cao theo giá nguyên liệu chung của thế giới là ngoài mong muốn. Nhưng trong giai này giá cá tạp vẫn tăng nên dùng thức ăn công nghiệp sẽ hiệu quả hơn”, ông Gabor Fluit khuyến cáo.

Nghị quyết số 09/2022 của Bộ Chính trị về “xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định, tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển theo hướng nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Theo đó, tỉnh đang xây dựng đề án nuôi biển công nghệ cao, từ đó, hình thành vùng nuôi biển xa bờ vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh cũng có chính sách kêu gọi các DN hỗ trợ, liên kết, đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp đảm bảo giá trị về công nghệ, chất lượng.

“Khánh Hòa nghiên cứu các giải pháp dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi biển sẽ góp phần vào phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khích hậu. Từ đó hình thành vùng nuôi biển xa bờ, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội vừa góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng”, ông Thiệu thông tin

Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển nói chung và nuôi biển công nghiệp nói riêng. Đến năm 2021, diện tích nuôi biển  đạt 75.000 ha và 8 triệu mét khối lồng, sản lượng đạt trên 700.000 tấn. Để đạt được mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, Bộ NN&PTNT xác định đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển các công thức thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn phù hợp với từng loài và giai đoạn phát triển. Đồng thời, xây dựng các khu sản xuất thức ăn tập trung, gắn với khu dịch vụ hậu cần nghề cá và vùng nuôi biển tập trung, tiến tới chủ động sản xuất trong nước đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

“Nuôi biển phải tập trung vào các đối tượng chủ lực, từ đó xây dựng quy trình sản xuất thức ăn cho từng giai đoạn. Cùng với việc giao nhiệm vụ cho các Viện, Trường cần huy động các DN chung tay nghiên cứu, đưa nhanh các sản phẩm thức ăn công nghiệp vào thay thế các thức ăn truyền thống kiểu lấy cá cho cá ăn hiệu quả không cao, ô nhiễm môi trường”, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vietnam, Belgium seek to promote trade and investment links
Vietnam, Belgium seek to promote trade and investment links

VOV.VN-"Doing business with Vietnam" was the topic of a trade and investment forum recently held in Brussels, with participation from representatives of trade and investment promotion agencies and the 60-member Vietnam Young Entrepreneurs Association.

Vietnam, Belgium seek to promote trade and investment links

Vietnam, Belgium seek to promote trade and investment links

VOV.VN-"Doing business with Vietnam" was the topic of a trade and investment forum recently held in Brussels, with participation from representatives of trade and investment promotion agencies and the 60-member Vietnam Young Entrepreneurs Association.

‘Taste of Australia 2022’ kicks off in HCM City
‘Taste of Australia 2022’ kicks off in HCM City

‘Taste of Australia 2022’, the annual celebration of Australia’s world class food and beverages in Vietnam, will be organized between April and May.

‘Taste of Australia 2022’ kicks off in HCM City

‘Taste of Australia 2022’ kicks off in HCM City

‘Taste of Australia 2022’, the annual celebration of Australia’s world class food and beverages in Vietnam, will be organized between April and May.

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài
Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

VOV.VN - Cự Tràng trang, rồi làng Đông Thái, và nay là làng Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, vốn có nghề sơn từ khoảng thế kỷ XVII. Đến nay, làng nghề vẫn duy trì được sức hút của sản phẩm truyền thống trong dòng chảy hiện đại.

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

Hạ Thái - cơ duyên trong từng nước sơn mài

VOV.VN - Cự Tràng trang, rồi làng Đông Thái, và nay là làng Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, vốn có nghề sơn từ khoảng thế kỷ XVII. Đến nay, làng nghề vẫn duy trì được sức hút của sản phẩm truyền thống trong dòng chảy hiện đại.