Liên kết ba nhà trong chuyển đổi giống cây trồng

(VOV) - Quá trình chuyển đổi cần có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thị trường, tăng thu nhập cho nông dân.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm. Bên cạnh đó, giá bán và thị trường tiêu thụ lúa gạo cũng gặp nhiều trở ngại, trong khi hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 1,5 đến 1,6 triệu tấn ngô hạt, khoảng 2,4 triệu tấn khô dầu đậu tương, 600.000 tấn hạt đậu tương phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.

Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô lai Dekalb.

Từ thực tiễn trên, việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác như ngô, lạc, đậu tương… là rất cấp thiết, phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển đổi cây trồng không chỉ được tiến hành trên đất lúa kém hiệu quả, mà cả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thuận lợi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tận dụng lợi thế từng địa phương

Theo TS. Mai Thành Phụng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa phải tạo ra được các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu để thuận tiện cho tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. Trong khi đó, phải căn cứ vào điều kiện hạ tầng cơ sở của mỗi địa phương để xác định quy mô, đối tượng cây trồng chuyển đổi phù hợp, đảm bảo phát huy lợi thế và gia tăng giá trị sản xuất.

“Cây trồng chuyển đổi cần ưu tiên loại cây ngắn ngày, sức cạnh tranh cao, thay thế nhập khẩu như ngô, đậu tương, lạc… Đặc biệt là cây ngô, bởi từ kết quả thực tế thu được sau 2 năm thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô lai Dekalb cho thấy, năng suất đạt trung bình từ 10 - 12 tấn ngô hạt/ha, cá biệt có hộ đạt năng suất 14,2 tấn/ha; thu nhập bình quân đạt gần 50 triệu đồng/ha. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, lợi nhuận trung bình gần gấp 3 lần so với trồng lúa. Như vậy, rõ ràng đây là một mô hình rất hiệu quả, cần được nhân rộng”, ông Phụng đề xuất.

Vấn đề tổ chức sản xuất cũng là một trong những nội dung mà các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện chuyển đổi mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang các đối tượng khác.

Đặc biệt, quan trọng nhất vẫn là hướng dẫn nông dân lựa chọn giống cây trồng phù hợp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho nông dân và duy trì phát triển bền vững vùng chuyển đổi.

Trong suốt 2 năm qua, công ty Dekalb đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông và các phòng Nông nghiệp, cùng hàng trăm hộ nông dân ở các tỉnh khu vực ĐBSCL thực hiện mô hình luân canh trồng ngô lai trên đất lúa.

“Nhờ áp dụng nhóm giải pháp kỹ thuật phù hợp cho khu vực ĐBSCL của Công ty Dekalb, kết hợp sử dụng bộ giống lai Dekalb có đặc tính chịu trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu, bệnh, cho năng suất cao, nên đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa khắt khe của nông dân khu vực ĐBSCL. Đây là tiền đề quan trọng để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả bền vững.” Ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Dekalb Việt Nam chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo ông Thanh, để có thể nhân rộng và phát triển mô hình chuyển đổi lúa – ngô tại khu vực ĐBSCL, cần sự vào cuộc của nhiều ban, ngành và triển khai những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, như: nhanh chóng quy hoạch vùng sản xuất để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo mục tiêu bền vững trong cơ cấu luân canh lúa – màu; quyết liệt chỉ đạo sản xuất, tập huấn kỹ thuật và cơ giới hóa để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả canh tác và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Áp dụng khoa học và củng cố thương hiệu

Đánh giá cao về hiệu quả của mô hình chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô mà Công ty Dekalb thực hiện trong thời gian qua, coi đây là hướng gợi mở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Nam bộ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ: Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thông tư hướng dẫn, cho phép sử dụng linh hoạt đất lúa để có thể chuyển đổi sang cây trồng khác có lợi thế hơn, nhưng không làm thay đổi công năng sản xuất lúa về lâu dài, đồng thời hình thành các vùng sản xuất ngô, đậu tương hàng hóa tập trung.

“Trong thời gian tới cần tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất nhanh nhất, hiệu quả nhất. Những tiến bộ trước hết là về giống, chọn được bộ giống thích hợp nhất đối với những vùng, đối tượng lựa chọn phù hợp với từng địa phương. Tiếp đó là xây dựng thương hiệu, gắn với yêu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, để từ đó xây dựng theo chuỗi giá trị, nâng cao được chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu vấn đề.

Thời gian vừa qua, Bộ NN&PTNT đã từng tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang canh tác ngô và Hội nghị bàn biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở các tỉnh phía Bắc.

Trên thực tế, hiện ở khu vực ĐBSCL, An Giang là tỉnh đi đầu trong việc chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, ứng dụng bộ giống lai Dekalb và đã đạt được những mục tiêu đề ra.

Thành công từ mô hình liên kết 3 nhà trong chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô lai Dekalb tại An Giang là tiền đề để Cục Trồng trọt và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình sản xuất tại ĐBSCL nói riêng cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành Nông nghiệp cải cách hành chính theo chuỗi sản phẩm
Ngành Nông nghiệp cải cách hành chính theo chuỗi sản phẩm

(VOV) - Đây là định hướng trọng tâm tạo điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm của ngành và thúc đẩy ngành phát triển. 

Ngành Nông nghiệp cải cách hành chính theo chuỗi sản phẩm

Ngành Nông nghiệp cải cách hành chính theo chuỗi sản phẩm

(VOV) - Đây là định hướng trọng tâm tạo điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm của ngành và thúc đẩy ngành phát triển. 

Ngành Nông nghiệp không tập trung chạy theo số lượng
Ngành Nông nghiệp không tập trung chạy theo số lượng

(VOV) - Ngành tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất theo hướng chất lượng, hiệu quả.

Ngành Nông nghiệp không tập trung chạy theo số lượng

Ngành Nông nghiệp không tập trung chạy theo số lượng

(VOV) - Ngành tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất theo hướng chất lượng, hiệu quả.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân
Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

(VOV) - Thực hiện tái cơ cấu đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn sẽ tăng lên 2,5 lần so với năm 2008.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

(VOV) - Thực hiện tái cơ cấu đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn sẽ tăng lên 2,5 lần so với năm 2008.

6 tháng, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp giảm 18,5%
6 tháng, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp giảm 18,5%

(VOV)-6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản ước 13,53 tỷ USD, giảm 1,7%, thặng dư thương mại của ngành giảm 18,5% so với cùng kỳ 2012.

6 tháng, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp giảm 18,5%

6 tháng, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp giảm 18,5%

(VOV)-6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản ước 13,53 tỷ USD, giảm 1,7%, thặng dư thương mại của ngành giảm 18,5% so với cùng kỳ 2012.