Long An, Tây Ninh, Tiền Giang bắt tay đẩy mạnh kinh tế biên mậu

VOV.VN - Năm 2025, ngoài việc liên kết đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thì ba tỉnh Tây Ninh, Long An và Tiền Giang tăng cường khai thác tiềm năng kinh tế biên mậu, phối hợp chọn lọc sản phẩm và tạo điểm nhấn riêng cho từng mặt hàng…


Tại Hội nghị hợp tác phát triển ngành công thương 3 tỉnh Long An, Tây Ninh, Tiền Giang diễn ra sáng nay (31/12), đại diện các địa phương nhận định hàng hóa, sản phẩm của 3 tỉnh có sự tương đồng nhất định nhưng thiếu điểm nhấn trong cung ứng tiêu thụ. Trong đó khai thác hiệu quả từ hoạt động kinh tế biên mậu giữa các địa phương còn hạn chế.

Long An, Tiền Giang và Tây Ninh là 3 địa phương giáp ranh, có vùng nông sản lớn và đa dạng mặt hàng. Đặc biệt 2 tỉnh Long An và Tây Ninh có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu, đường mòn lối mở với nước bạn Campuchia. 

Thời gian qua 3 tỉnh có liên tịch để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, kết nối tiêu thụ, tìm hiểu về cơ hội đầu tư,… Đồng thời thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Hoạt động liên kết hợp tác này đạt được kết quả tích cực song cũng còn một số hạn chế. Nhiều ý kiến nhận định là chưa có nhiều hoạt động nổi bật để tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp của các tỉnh. Hoạt động hợp tác chỉ dừng lại ở mức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoặc tham dự những hoạt động chung của vùng và của ngành, chưa tạo được những hoạt động cụ thể, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác liên kết.

Trong giai đoạn mới, ngành công thương 3 tỉnh phải chủ động, đề xuất thực hiện chương trình liên kết, hợp tác cũng như thường xuyên tổ chức những hoạt động kết nối doanh nghiệp để làm cầu nối giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu tiến tới ký kết hợp tác sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa.

Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, thời gian qua, Long An vẫn duy trì kết nối tiêu thụ sản phẩm của 2 doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh tại Trạm dừng chân Đồng Tháp (Long An). Nhiều doanh nghiệp của tỉnh Tiền Giang là thành viên Hiệp hội thanh long Long An nên đã có những hoạt động hỗ trợ, liên kết tiêu thụ nông sản.

Trong thời gian tới, ngoài việc liên kết đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thì việc khai thác tiềm năng kinh tế biên mậu là yếu tố gia tăng hiệu quả tiêu thụ hàng hóa. Để việc liên kết mang lại hiệu quả cao hơn, 3 tỉnh đã phối hợp để chọn lọc sản phẩm và tạo điểm nhấn riêng cho từng mặt hàng; có phương án ổn định sản lượng, gia tăng sự hiện diện các sản phẩm của nhau tại các điểm trưng bày địa phương.

Năm 2025 với sự chung sức của cả 3 tỉnh, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang hướng tới xuất khẩu cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh tế biên mậu, để làm sao có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa thông qua các kênh cửa khẩu. Trong đó có những cửa khẩu lớn ở Long An, Tây Ninh, để hoạt động kinh tế biên mậu tại địa phương ngày càng phát triển, nổi bật hơn, ông Huỳnh Văn Quang Hùng cho biết thêm.

Sản phẩm OCOP vùng biên Long An tất bật đơn hàng Tết

VOV.VN - Một số sản phẩm OCOP ở vùng biên giới của Long An: gạo tím hữu cơ, sản phẩm từ cà na thiên nhiên, muối ớt đóng lọ... năm nay không chỉ ổn định đơn hàng nội địa mà còn nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu đi Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ... Điều này tạo không khí sản xuất rất phấn khởi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ dịp cuối năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc sản Tây Ninh sẽ có mặt ở 800 siêu thị, cửa hàng trong cả nước
Đặc sản Tây Ninh sẽ có mặt ở 800 siêu thị, cửa hàng trong cả nước

VOV.VN - Chiều 5/6, tại Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op). Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND TP.HCM và lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh.

Đặc sản Tây Ninh sẽ có mặt ở 800 siêu thị, cửa hàng trong cả nước

Đặc sản Tây Ninh sẽ có mặt ở 800 siêu thị, cửa hàng trong cả nước

VOV.VN - Chiều 5/6, tại Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op). Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND TP.HCM và lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh.

Long An tăng tốc để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hơn 7,5 tỷ USD
Long An tăng tốc để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hơn 7,5 tỷ USD

VOV.VN - 10 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Long An đạt khoảng 10,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đã đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Cộng đồng doanh nghiệp Long An hiện đã khôi phục hoàn toàn sản xuất kinh doanh sau dịch Covid- 19, tiếp tục tăng tốc để hiện thực mục tiêu xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD năm 2024.

Long An tăng tốc để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hơn 7,5 tỷ USD

Long An tăng tốc để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hơn 7,5 tỷ USD

VOV.VN - 10 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Long An đạt khoảng 10,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đã đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Cộng đồng doanh nghiệp Long An hiện đã khôi phục hoàn toàn sản xuất kinh doanh sau dịch Covid- 19, tiếp tục tăng tốc để hiện thực mục tiêu xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD năm 2024.

Vì sao nông sản vùng ĐBSCL phải phụ thuộc vào TP.HCM để xuất khẩu
Vì sao nông sản vùng ĐBSCL phải phụ thuộc vào TP.HCM để xuất khẩu

VOV.VN - Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, những ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản đã mang về giá xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, hiện những ngành hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL đang gặp những khó khăn, trở ngại về hạ tầng giao thông, vấn đề liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản... đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL.

Vì sao nông sản vùng ĐBSCL phải phụ thuộc vào TP.HCM để xuất khẩu

Vì sao nông sản vùng ĐBSCL phải phụ thuộc vào TP.HCM để xuất khẩu

VOV.VN - Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, những ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản đã mang về giá xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, hiện những ngành hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL đang gặp những khó khăn, trở ngại về hạ tầng giao thông, vấn đề liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản... đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL.