Miền núi Quảng Nam phát triển kinh tế quanh 3 trụ cột chính

VOV.VN - 3 huyện miền núi Quảng Nam xây dựng các Đề án liên kết phát triển xoay quanh 3 trụ cột chính: du lịch, phát triển rừng gỗ lớn và cây dược liệu.

Miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Thế nhưng cho đến nay, khu vực này vẫn chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Vì thế, việc liên kết để cùng phát triển là mục tiêu mà 3 huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam gồm Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang đã và đang triển khai giúp người dân miền núi thoát nghèo bền vững.

Từ năm 2017 đến nay, mỗi năm 1 lần, lãnh đạo 3 huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam gồm Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang lại ngồi với nhau bàn giải pháp liên kết tìm hướng thoát nghèo. Mới đây, 3 huyện này thống nhất xây dựng các Đề án liên kết phát triển vùng Tây Bắc tỉnh Quảng Nam xoay quanh 3 trụ cột chính. Đó là phát triển du lịch, phát triển rừng gỗ lớn và mở rộng phát triển cây dược liệu.

Mỗi năm một lần, lãnh đạo 3 huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ngồi lại bàn giải pháp giảm nghèo.

Ông Bling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng, rừng ở vùng Tây Bắc chiếm hơn 50% diện tích của cả tỉnh, thích hợp cho việc phát triển trồng rừng gỗ lớn. Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên trên thực tế nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

Theo ông Bhling Mia, cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực này còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. “Nếu tập trung trồng rừng gỗ lớn cũng phải phát triển mạnh hạ tầng giao thông kết nối từ trung tâm các xã, các huyện với vùng nguyên liệu. Trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ SSC không phải đơn thuần làm được, phải có sự liên kết. Bởi hiện nay diện tích rừng không phải cả ngàn ha liên vùng, liên thửa mà phân bố rải rác ở nhiều nơi”, ông Mia nêu ý kiến.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam rất phù hợp cho việc trồng rừng gỗ lớn và cũng rất thích hợp để trồng các loại cây dược liệu như ba kích, đẳng sâm, sa nhân tím…. Vì thế, cả 3 huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang liên kết cùng phát triển cây dược liệu.

Ông A Lăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho rằng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng vừa tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, vừa tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo.

“Ở vùng này vốn dĩ đã có dược liệu nên giờ sẽ tiến hành bảo tồn, phát triển để tạo thành vùng nguyên liệu. Ở phía trên thì có tác dụng giữ rừng, dưới tán rừng có thể khai thác các tiềm năng dược liệu. Mặc dù chủ trương của tỉnh về vấn đề này đã có, nhưng khi tập trung để đầu tư nguồn lực cho phát triển vẫn chưa được quan tâm đúng mức”, ông Mai nêu vướng mắc.

Với những khu rừng hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng, cộng với những nét tương đồng về văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào vùng cao, 3 huyện miền núi Tây Bắc đều có nhiều lợi thế để kết nối phát triển du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Các địa phương này cũng đang xây dựng đề án hợp tác phát triển du lịch. Đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, các tour du lịch trải nghiệm đi vào hoạt động, thu hút lượng du khách đáng kể.

Ông Bhling Mia đề nghị, cần mở rộng kết nối với các địa phương lân cận có những nét tương đồng về văn hóa như Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế; Đồng thời xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương để giữ chân du khách.

“Các huyện cần quan tâm đầu tư các điểm du lịch văn hóa theo đề án đã được phê duyệt. Có thể mỗi huyện thí điểm 1 điểm, rồi sau đó kết nối với các công ty lữ hành để khai thác các tiềm năng văn hóa, du lịch”, ông Mia lưu ý.

Ông Lê Trí Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao sự chủ động của 3 địa phương khu vực Tây Bắc tỉnh Quảng Nam trong việc hợp tác phát triển du lịch, trồng rừng gỗ lớn và mở rộng phát triển cây dược liệu. Ông Lê trí Thanh cho rằng, điều quan trọng là các địa phương phải vận dụng tốt các cơ chế, chính sách, tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững cho đồng bào miền núi:

"Vừa rồi, tỉnh cũng đã thực hiện một số cơ chế nhưng mang tính chất là vừa làm, vừa thăm dò để chuẩn bị xây dựng 1 chương trình phát triển miền núi lớn hơn trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Các chính sách này không riêng 3 huyện mà các huyện cũng phải tận dụng để khai thác tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là quyết tâm và phương pháp làm. Đặc biệt, đừng trông chờ, ỉ lại vào ngân sách địa phương, phải huy động được nguồn lực xã hội tham gia; tạo sự đồng thuận trong nhân dân và xây dựng được phương thức sản xuất phù hợp với khu vực miền núi và tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp có tiềm năng vào đầu tư phát triển", ông Thanh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dược liệu quý ba kích giúp Đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam thoát nghèo
Dược liệu quý ba kích giúp Đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam thoát nghèo

VOV.VN - Ba kích tím được kỳ vọng sẽ là một trong những cây dược liệu giúp bà con dân tộc tại các huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thoát nghèo.

Dược liệu quý ba kích giúp Đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam thoát nghèo

Dược liệu quý ba kích giúp Đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam thoát nghèo

VOV.VN - Ba kích tím được kỳ vọng sẽ là một trong những cây dược liệu giúp bà con dân tộc tại các huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam thoát nghèo.

Chuỗi giá trị thổ cẩm, hướng thoát nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Chuỗi giá trị thổ cẩm, hướng thoát nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN -Xây dựng chuỗi giá trị thổ cẩm là cách làm thiết thực nhằm vực dậy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chuỗi giá trị thổ cẩm, hướng thoát nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chuỗi giá trị thổ cẩm, hướng thoát nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN -Xây dựng chuỗi giá trị thổ cẩm là cách làm thiết thực nhằm vực dậy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo
Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.