Mở cho người nước ngoài mua nhà: Phải tính hết những hệ lụy

VOV.VN -Nếu chúng ta mở mà không qui định chặt chẽ có thể sẽ tạo ra kẽ hở pháp luật để đầu cơ, trục lợi...

Hôm nay (24/10), Quốc hội thảo luận về Luật Nhà ở sửa đổi. Qua thảo luận, hầu hết ý kiến Đại biểu thống nhất với quy định của dự thảo Luật về việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, các Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở tại Việt  Nam.

Bên hành lang Quốc hội, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Nếu mở bung hết cho người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam thì có thể sẽ phá được “băng” bất động sản, nhưng hậu quả lâu dài của nó là cái gì và sẽ như thế nào?”.

Theo đại biểu Quyết Tâm, thực chất việc sửa qui định này là muốn người nước ngoài có nhà ở tại Việt Nam để họ tập trung đầu tư làm ăn, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Cho nên, việc thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu của người nước ngoài có nhà ở là đáng khuyến khích. Nhưng tỷ giá đồng tiền, điều kiện, mức sống của người Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới có độ chênh lệch nhất định. Với nhiều người Việt Nam thu nhập thấp muốn có một cái nhà khoảng 500-700 triệu đã rất khó khăn. Còn với người nước ngoài, lương bình quân vài ba nghìn USD/ tháng thì việc mua một ngôi nhà ở Việt Nam hay một chung cư cao cấp không phải vấn đề khó.

Nếu chúng ta mở một cách nào đó có thể sẽ tạo ra kẽ hở pháp luật để đầu cơ, trục lợi chứ không phải vì nhu cầu thực tế. Giải quyết vấn đề này như thế nào thì chúng ta phải tính, cân nhắc cho kỹ lưỡng.

Phân tích rõ hơn về việc đã thí điểm cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam nhưng họ lại rất thờ ơ, bà Quyết Tâm cho rằng: Chúng ta mở nhưng vẫn có giới hạn, có thể nó không đảm bảo đủ yêu cầu với người cần mua.

Một lý do nữa, theo bà Quyết Tâm, khiến người nước ngoài vẫn còn e dè là vì: “Vấn đề đất đai giữa luật pháp của Việt Nam với luật pháp các nước vẫn còn xa lắm. Ví dụ chúng ta nói đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, Nhà nước chỉ đại diện quản lý. Còn ở các nước, đất đai thuộc sở hữu tư nhân nên với người nước ngoài việc họ mua một mảnh đất hay một ngôi nhà là chuyện bình thường miễn đáp ứng được các quy định của pháp luật”.

Từ thực tế này, bà Quyết Tâm cho rằng, nên tiến hành từng bước và phải cân đối hài hòa để người nước ngoài hiểu được luật pháp Việt Nam và chấp nhận được. Đây cũng là quá trình chúng ta phải tuyên truyền.

Về việc tạo “sức nóng”cho thị trường khi mở rộng qui định cho người nước ngoài vào Việt Nam mua nhà, bà Quyết Tâm cho rằng: Nếu bây giờ chúng ta mở bung ra, sẽ bán được hết, sẽ giải quyết được các “cục máu đông”, sẽ phá được “băng” thị trường bất động sản, nhưng hậu quả lâu dài của nó là cái gì và sẽ như thế nào?

Bà Quyết Tâm đặt vấn đề: “Ví dụ, 3 người cùng mua nhà để ở. Nếu mở hết mà không có ràng buộc nhất định thì cũng 3 người mua nhưng thực chất có khi chỉ một chủ sở hữu thôi. Và khi 3 khối bất động sản đó hợp nhất thành một, chúng ta sẽ giải quyết thế nào?”.

Cũng theo quan điểm của bà Quyết Tâm, khi mở điều kiện cho người nước ngoài mua nhà cần phải nghĩ đến nhiều yếu tố khác nữa để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, quyền của người mua nhà cũng như bảo đảm luật pháp của Việt Nam; phải nhìn dài hạn chứ không phải chỉ trước mắt. “Không nên nghĩ là do thị trường bất động sản đóng băng phải mở rộng cánh cửa ra cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam” – Bà Quyết Tâm nói./. 

Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong dự thảo Luật đã được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Quy định như dự thảo Luật không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển.

Với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh... thì không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ hơn, trên cơ sở ý kiến ĐBQH, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về số lượng được mua bán căn hộ chung cư trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư, quy định chặt chẽ phương thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người nước ngoài mua nhà - xuất khẩu bất động sản tại chỗ
Người nước ngoài mua nhà - xuất khẩu bất động sản tại chỗ

VOV.VN - Chính sách chưa có sức hấp dẫn nên vẫn chưa thu hút được nhiều số lượng cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở.

Người nước ngoài mua nhà - xuất khẩu bất động sản tại chỗ

Người nước ngoài mua nhà - xuất khẩu bất động sản tại chỗ

VOV.VN - Chính sách chưa có sức hấp dẫn nên vẫn chưa thu hút được nhiều số lượng cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời chính sách về nhà ở cho người nghèo
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời chính sách về nhà ở cho người nghèo

VOV.VN - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đảng, Nhà nước luôn dành nhiều chính sách ưu tiên về nhà ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời chính sách về nhà ở cho người nghèo

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời chính sách về nhà ở cho người nghèo

VOV.VN - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đảng, Nhà nước luôn dành nhiều chính sách ưu tiên về nhà ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo.

Nhà ở cho học sinh, sinh viên vì sao chưa hấp dẫn?
Nhà ở cho học sinh, sinh viên vì sao chưa hấp dẫn?

Bộ Xây dựng có ý kiến về việc triển khai đầu tư nhà ở cho học sinh, sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Nhà ở cho học sinh, sinh viên vì sao chưa hấp dẫn?

Nhà ở cho học sinh, sinh viên vì sao chưa hấp dẫn?

Bộ Xây dựng có ý kiến về việc triển khai đầu tư nhà ở cho học sinh, sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Giao dịch nhà ở phải thực hiện theo Luật Hôn nhân-Gia đình
Giao dịch nhà ở phải thực hiện theo Luật Hôn nhân-Gia đình

VOV.VN - Giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ, chồng phải phù hợp với quy định của Luật bình đẳng giới và Luật hôn nhân và gia đình.

Giao dịch nhà ở phải thực hiện theo Luật Hôn nhân-Gia đình

Giao dịch nhà ở phải thực hiện theo Luật Hôn nhân-Gia đình

VOV.VN - Giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ, chồng phải phù hợp với quy định của Luật bình đẳng giới và Luật hôn nhân và gia đình.

NHNN chấp thuận tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở
NHNN chấp thuận tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) được tái cấp vốn tháng 9/2014 lớn nhất 130.597.259.448 đồng.

NHNN chấp thuận tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở

NHNN chấp thuận tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) được tái cấp vốn tháng 9/2014 lớn nhất 130.597.259.448 đồng.