Mô hình rừng - thủy sản giúp nông dân ven biển Trà Vinh có thu nhập ổn định

VOV.VN - Những năm gần đây, người dân ven biển Trà Vinh đã thu lãi hàng trăm triệu đồng từ mô hình trồng, bảo vệ rừng kết hợp nuôi thủy sản. Mô hình sản xuất này không chỉ mang lại nguồn thu ổn định mà còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển hệ sinh thái vùng ngập mặn bền vững.

Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có khoảng 5.750 ha rừng phòng hộ được nông dân ở các huyện vùng ven biển Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành thực hiện nuôi kết hợp thủy sản nước mặn và lợ. Mô hình này rất ít rủi ro về dịch bệnh, chi phí thức ăn chưa tới 20% so với nuôi thâm canh, khi được giá nông dân chủ động thu hoạch những thủy sản đã đạt kích cỡ, còn giá thị trường giảm thấp thì neo lại mà không tốn thêm chi phí nên tránh được tình trạng được mùa mất giá. 

Một trong những nông dân thực hiện thành công mô hình này là ông Nguyễn Thành Mến ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải. Với diện tích với 2,5ha rừng giao khoán, mỗi năm ông thả khoảng 80 ngàn giống tôm sú, tôm thẻ, cua biển và thu nhữ nguồn cá tự nhiên. Sản phẩm tôm, cua, cá nuôi trong môi trường sinh thái có giá bán cao hơn 20% so với nuôi công nghiệp, nên mỗi năm ông thu lãi không dưới trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Thành Mến cho biết, do gia đình ít vốn nên không thể đầu tư nuôi tôm công nghiệp; phần nhờ có rừng giao khoán nên quyết định thực hiện mô hình rừng – thủy sản. Và từ khi thực hiện mô hình này, dù không bằng nuôi công nghiệp nhưng có nguồn thu quanh năm và rất ổn định. “Thực hiện mô hình này là mình chỉ nuôi quảng canh tôm kết hợp với cua dưới tán rừng. Từ khi nuôi tôm rừng tới nay nguồn rất ổn định. Trước đây bà con nơi đây chưa hiểu về nguồn lợi từ rừng, sau này khi thấy con cua, con tôm phát triển tốt dưới tán rừng thì nhà nhà bảo vệ hoặc rồng thêm rừng thôi”- Ông Mến chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Hoàng Nam ở xã Đông Hải, huyện Duyên Hải - hộ được Nhà nước giao khoán rừng đước 25 năm tuổi nhận thấy hiệu quả từ mô hình ốc len dưới tán rừng, năm 2020 ông quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ốc len trên diện tích 5,5ha. Để có ốc len giống ngoài tự khai thác, các thành viên còn đầu tư mua từ các hộ chuyên bắt ốc giống trong vùng với giá từ 60 – 70 ngàn đồng/kg mang về thả nuôi. Ốc len sau khi thả nuôi từ 08 - 10 tháng có thể thu hoạch, với giá bán dao động 100-120 ngàn đồng/kg. Nguồn thu từ tôm, cua quảng canh, từ việc tỉa thưa rừng cộng với nguồn thu từ ốc len đã giúp các thành viên trong tổ có thu nhập cả trăm triệu đồng/ha mà không mất nhiều công chăm sóc.

Mô hình rừng - thủy sản đã giúp nông dân có nguồn thu bền vững trước biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn có nguồn thu đáng kể từ thủy sản tự nhiên dưới tán rừng như ba khía, thòi lòi… mà không cần đầu tư thêm vốn. Ông Nguyễn Hoàng Nam cho biết: “Rừng đước rất thích hợp cho việc nuôi ốc len, thấy vậy mình mua lưới về rào lại và thả giống ốc len. Ngoài ra dưới tán rừng còn có thêm ba khía, cua, cá thòi lòi…Đời sống kinh tế của những hộ được giao khoán bảo vệ rừng rất ổn định”.

Tỉnh Trà Vinh đã quy hoạch gần 24.000 ha đất vùng ven biển, trong đó có khoảng một nửa để phát triển diện tích rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản. Theo đó, tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân trồng rừng để phát triển diện tích sản xuất rừng – thủy sản. Những hộ nông dân, tổ chức tham gia trồng rừng (cây đước) trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp từ 0,3 ha trở lên sẽ được hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, nhưng không quá 37 triệu đồng/ha. Và từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã phát triển thêm 800ha rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến sang năm 2025, tỉnh phấn đấu trồng mới thêm 50ha rừng. Diện tích trồng mới này sẽ tiếp tục giao khoán cho hộ dân và tổ chức chăm sóc bảo vệ kết hợp nuôi thủy sản để tạo nguồn thu nhập.

Ông Hứa Chiến Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh cho biết: “Thời gian tới Chi cục Kiểm lâm sẽ tiếp tục vận động để bà con tham gia trồng, bảo vệ rừng và thực hiện mô hình kết hợp nuôi thủy sản. Thứ hai nữa sẽ tăng cường vận động nguồn lực bên ngoài về nguồn kinh phí để thực hiện mô hình này”.

 Mô hình rừng kết hợp nuôi thủy sản tại Trà Vinh đang phát huy hiệu quả. Mô hình này không chỉ giúp ứng phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu, mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho hộ dân vùng ven biển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các hộ dân vùng sạt lở Cồn Nhàn (Trà Vinh) không còn lo triều cường
Các hộ dân vùng sạt lở Cồn Nhàn (Trà Vinh) không còn lo triều cường

VOV.VN - Mùa gió chướng năm nay, các hộ dân sinh sống tại khu vực sạt lở Cồn Nhàn thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) không còn lo lắng nữa vì đã có chỗ ở mới. Không những không còn lo bị triều cường nhấn chìm nhà cửa mà nơi ở mới có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện.

Các hộ dân vùng sạt lở Cồn Nhàn (Trà Vinh) không còn lo triều cường

Các hộ dân vùng sạt lở Cồn Nhàn (Trà Vinh) không còn lo triều cường

VOV.VN - Mùa gió chướng năm nay, các hộ dân sinh sống tại khu vực sạt lở Cồn Nhàn thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) không còn lo lắng nữa vì đã có chỗ ở mới. Không những không còn lo bị triều cường nhấn chìm nhà cửa mà nơi ở mới có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện.

Lúa hữu cơ xen tôm càng xanh – Hướng đi bền vững cho nông dân cù lao Long Hòa
Lúa hữu cơ xen tôm càng xanh – Hướng đi bền vững cho nông dân cù lao Long Hòa

VOV.VN - Mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang mở ra hướng đi bền vững cho nông dân. Dù đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhưng mỗi năm người dân nơi đây vẫn thu được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha. Đặc biệt, mô hình lúa-tôm ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế trên đất cù lao.

Lúa hữu cơ xen tôm càng xanh – Hướng đi bền vững cho nông dân cù lao Long Hòa

Lúa hữu cơ xen tôm càng xanh – Hướng đi bền vững cho nông dân cù lao Long Hòa

VOV.VN - Mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang mở ra hướng đi bền vững cho nông dân. Dù đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhưng mỗi năm người dân nơi đây vẫn thu được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha. Đặc biệt, mô hình lúa-tôm ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế trên đất cù lao.