Mô hình trồng cây thuốc cá ở Tiền Giang có nguy cơ xóa sổ

VOV.VN - Trước đây, mô hình trồng cây thuốc cá thương phẩm xuất hiện nhiều ở vùng đất cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang để phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sản xuất này thu hẹp và có nguy cơ xóa sổ.

Cây thuốc cá được nông dân huyện Tân Phú Đông trồng để xử lý ao đầm nuôi tôm, cua quảng canh; thu hoạch thủy sản. Cụ thể rễ cây thuốc cá có khả năng làm chết các loại cá, một số loài thủy sản trong ao đầm. Riêng cành và lá cây thuốc cá phục vụ chế biến dược liệu. 

Tuy nhiên gần đây, nhu cầu sử dụng rễ cây thuốc cá cho ngành nuôi trồng thủy sản giảm dần và sau 2 năm mới cho thu hoạch nên nông dân cù lao này chuyển đất trồng cây thuốc cá sang các mô hình khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: trồng hoa màu, cây sả, đào ao nuôi thủy sản...

Tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông 5 năm trước có hàng chục ha cây thuốc cá nhưng hiện nay còn khoảng 5ha và đầu ra loại cây trồng này rất khó khăn.

Ông Trần Công Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân cho biết thêm: "Ngày trước, cây thuốc cá này chủ yếu phục vụ các đầm nuôi tôm quãng canh. Ngư dân mua về thuốc dầm quãng canh. Dĩ nhiên mình đánh thuốc sẽ có ảnh hưởng, ngư dân sợ, nên đối với ao quãng canh trước đây 1 ha thì đánh thuốc 10kg nay giảm còn 2-3 kg thôi; đồng thời ngư dân muốn bắt cá sống có giá trị cao hơn, hạn chế cho cá chết. Nói chung ít sử dụng cây thuốc cá nên trồng thì được nhưng đầu ra không có, bị ứ đọng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên