Mô hình trồng nho hạ đen "có một không hai" ở Bắc Ninh

VOV.VN - Thay vì trồng một loại cây trồng thì Hợp tác xã nông nghiệp sạch Bình Dương tại huyện Giai Bình, tỉnh Bắc Ninh đã phân chia các khu đất trồng khoa học để trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nho hạ đen.

Nắng tháng 8 với bầu không khí có phần oi ả nhưng không cản bước chân của nhiều vị khách có mặt vườn nho hạ đen của HTX Bình Dương huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh khá sớm để thăm quan, chụp ảnh và tự cắt những chùm nho chín mọng mang về làm quà.

Lúc này, chị Vũ Thị Sử, chủ vườn cây sinh thái đang nhiệt thành hướng dẫn khách cách cắt nho cũng như giới thiệu sơ qua về vườn nho của gia đình.

Hào hứng chụp ảnh cùng các bạn, cùng con đến vườn nho từ sáng sớm, anh Nguyễn Việt Dũng, một vị khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Đến thăm quan vườn nho tôi thật bất ngờ vì nó khá đẹp và mới tại phía Bắc vì từ trước chỉ nghe nói đến ở Ninh Thuận. Đến đây thì không khác gì đến Ninh Thuận vào vườn nho để có thể chiêm ngưỡng và được hái mang về".

Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại, nông nghiệp sạch Bình Dương được thành lập từ năm 2019, trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau như nho hạ đen, các loại ổi, mít, đu đủ và nhiều loại cây trồng khác trên tổng diện tích 6,7 ha.

Toàn bộ quy trình sản xuất được ứng dụng công nghệ cao và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong tổng diện tích canh tác, hợp tác xã đã dành 5.000m2 đất để trồng nho hạ đen. Từ việc kết hợp trồng nho để mở cửa cho khách tham quan, du lịch đã giúp gia đình chị Sử giới thiệu được loại cây này đến nhiều du khách gần xa, đồng thời từ đó bán được nho tại vườn với giá thành phải chăng. Tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng tuổi thọ của cây nho Hạ Đen kéo dài khoảng 10 năm, nếu chăm sóc tốt có thể lên tới 15 năm, hiệu quả đầu tư là rất lớn.

Không lựa chọn việc tìm các thương lái hoặc nguồn mua ổn định và bán đồng loạt, mà gia đình chị Sử lại chọn hướng phát triển du lịch tại vườn để du khách đến thăm quan, trải nghiệm và mua sản phẩm. Tự tin với quy trình trồng sạch theo tiêu chuẩn VietGap, chị Sử không chút lo lắng về chất lượng của như đầu ra của các loại trái cây trong vườn.

Chị Sử chia sẻ: "Khách đến thăm quan vườn của tôi có thể đi thưởng thức tại vườn, ngắt xuống là ăn luôn. Đến đây họ vừa chụp ảnh, thưởng thức và mua mang về. Chính vì lượng người đến đây hằng ngày để chụp ảnh rất nhiều và thăm quan cũng nhiều nên chúng tôi chỉ cần bán cho khách thăm quan và các kênh bán online vẫn thoải mái".

Thăm quan xung quanh trang trại của hợp tác xã có rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau như mít, ôi, đu đủ,… Hợp tác xã cũng trồng mướp để lấy sơ rồi cung cấp cho nhà máy sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật. Giữa mỗi một khu trồng cây là một mương nước vừa thuận tiện cho việc tưới cây, ngăn chặn sâu bệnh, vừa tạo không gian thư thái. Khu trồng ổi của hợp tác xã đươc được thu hoạch quanh năm với 500 gốc ổi.

Ông Nguyễn Tiến Được, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang đánh giá: "Đây là mô hình hợp tác liên kết giữa nhà trường và trung tâm khuyến nông của tỉnh, nhà trường sẽ chuyển giao về kĩ thuật, giống. Đánh giá thì tôi cũng thực sự bất ngờ bởi cây rất tốt. Mô hình này đang phát triển rất thành công, sau mô hình này thì sẽ nhân rộng đến các hộ gia đình khác".

Vốn là một giáo viên, chồng chị Sử cũng không phải người làm nông nghiệp lâu năm, nhưng bằng tình yêu nhiệt huyết với nông nghiệp, bằng sự mày mò, ham học hỏi, anh chị đã cùng các thành viên xây dựng Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại nông nghiệp sạch Bình Dương với phương châm lấy ngắn, nuôi dài, lấy nhỏ, nuôi lớn.

Mỗi năm hợp tác xã lại thử nghiệm một số loại cây trồng có tiềm năng khác nhau, nhưng dù là loại cây trồng gì đi nữa thì phương thức canh tác, chăm sóc vẫn là hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Lai Châu làm giàu nhờ mô hình HTX trên quê hương
Nông dân Lai Châu làm giàu nhờ mô hình HTX trên quê hương

VOV.VN - Kinh tế tập thể những năm qua đã từng bước khẳng định là hướng đi đúng của nhiều địa phương vùng cao Lai Châu. Các hợp tác xã (HTX), nhất là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã quy tụ các mô hình sản xuất kinh tế hộ manh mún, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Nông dân Lai Châu làm giàu nhờ mô hình HTX trên quê hương

Nông dân Lai Châu làm giàu nhờ mô hình HTX trên quê hương

VOV.VN - Kinh tế tập thể những năm qua đã từng bước khẳng định là hướng đi đúng của nhiều địa phương vùng cao Lai Châu. Các hợp tác xã (HTX), nhất là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã quy tụ các mô hình sản xuất kinh tế hộ manh mún, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội
Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

VOV.VN - Mô hình nuôi cua biển trong nhà khá đơn giản, thân thiện với môi trường, nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự chăm sóc tỉ mỉ.

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

VOV.VN - Mô hình nuôi cua biển trong nhà khá đơn giản, thân thiện với môi trường, nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự chăm sóc tỉ mỉ.

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu
Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Không cam chịu đói nghèo khi có vườn đồi, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư mô hình xen canh táo, bưởi chất lượng cao trên đất dốc bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Không cam chịu đói nghèo khi có vườn đồi, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư mô hình xen canh táo, bưởi chất lượng cao trên đất dốc bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau
Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

VOV.VN - Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã thử nghiệm nuôi vọp trong vuông tôm. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình của gia đình ông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

VOV.VN - Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã thử nghiệm nuôi vọp trong vuông tôm. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình của gia đình ông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.