Mới có 7 tập đoàn nộp đề án tái cấu trúc
Thứ Bảy, 10:03, 02/06/2012
Ngoài 7 tập đoàn này, còn tới 35 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn nợ đề án trong khi thời hạn chậm nhất là cuối quý I/2012.
Chính phủ đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải nộp Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp cho Chính phủ chậm nhất là cuối quí I/2012. Nhưng đến thời điểm này chỉ mới có 7 tập đoàn trình được đề án.
Tại hội thảo về đối mới cơ chế chính sách tài chính hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra hôm 31/5 tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, ngoài 7 tập đoàn nói trên, còn 35 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước lớn “nợ” đề án tái cấu trúc.
Theo ông Tiến, trong quá trình rà soát, tái cấu trúc các tập đoàn, đã nổi lên một số vướng mắc, chẳng hạn như việc sắp xếp cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh bị vướng khi thực tế sự đầu tư đan xen giữa công ty mẹ, công ty con và các công ty liên quan đến công ty con, công ty mẹ là rất phức tạp. Tại một số tập đoàn, tổng công ty, ngành nghề kinh doanh chính không phát huy hiệu quả nhưng ngành nghề phụ lại sống được nên khó tái cơ cấu. Các tập đoàn, tổng công ty đầu tư đa ngành quá nhiều, cạnh tranh và triệt tiêu lẫn nhau, triệt tiêu nguồn lực nhà nước là có thật.
Ông Tiến cho biết: “Chưa có đề án nào xác định được chi phí tài chính tái cấu trúc, công nợ, thua lỗ là bao nhiêu và xử lý thế nào”.
Theo ông, có thể doanh nghiệp không dám đưa các vấn đề này vào đề án tái cấu trúc vì e ngại việc biến từ lãi (theo các báo cáo lâu nay) thành lỗ.
“Nhưng phải chấp nhận nói thật, báo cáo thật thì mới có cách giải quyết, tránh để tình trạng thanh tra, kiểm toán vào kiểm tra rồi kết luận là doanh nghiệp không cứu được còn ảnh hưởng nặng nề hơn”, ông Tiến nói./.
Tại hội thảo về đối mới cơ chế chính sách tài chính hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra hôm 31/5 tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, ngoài 7 tập đoàn nói trên, còn 35 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước lớn “nợ” đề án tái cấu trúc.
Theo ông Tiến, trong quá trình rà soát, tái cấu trúc các tập đoàn, đã nổi lên một số vướng mắc, chẳng hạn như việc sắp xếp cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh bị vướng khi thực tế sự đầu tư đan xen giữa công ty mẹ, công ty con và các công ty liên quan đến công ty con, công ty mẹ là rất phức tạp. Tại một số tập đoàn, tổng công ty, ngành nghề kinh doanh chính không phát huy hiệu quả nhưng ngành nghề phụ lại sống được nên khó tái cơ cấu. Các tập đoàn, tổng công ty đầu tư đa ngành quá nhiều, cạnh tranh và triệt tiêu lẫn nhau, triệt tiêu nguồn lực nhà nước là có thật.
Ông Tiến cho biết: “Chưa có đề án nào xác định được chi phí tài chính tái cấu trúc, công nợ, thua lỗ là bao nhiêu và xử lý thế nào”.
Theo ông, có thể doanh nghiệp không dám đưa các vấn đề này vào đề án tái cấu trúc vì e ngại việc biến từ lãi (theo các báo cáo lâu nay) thành lỗ.
“Nhưng phải chấp nhận nói thật, báo cáo thật thì mới có cách giải quyết, tránh để tình trạng thanh tra, kiểm toán vào kiểm tra rồi kết luận là doanh nghiệp không cứu được còn ảnh hưởng nặng nề hơn”, ông Tiến nói./.