Môi trường đầu tư kinh doanh mình bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

VOV.VN - Xác định môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Lạng Sơn là địa phương có chuyển biến rõ rệt khi tăng 13 bậc so với năm 2020. Nhiều thủ tục hành chính được rà soát, cắt giảm; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đều tăng điểm; Ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức cũng có sự thay đổi chuyển từ “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ” người dân và doanh nghiệp.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp...

Ông Hồ Phi Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lạng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn đánh giá: “Trong nhiều năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND cùng các sở ngành, địa phương đã hết sức quan tâm đến việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh nhà. Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn thì đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn yếu, do vậy trong thời gian tới cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành tiếp tục quan tâm để làm sao doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, môi trường đầu tư kinh doanh của Lạng Sơn đang từng bước được cải thiện. Địa phương đã thu hút được 1 số dự án đầu tư lớn như Dự án Khu du lịch Mẫu Sơn, Dự án Khu Công nghiệp Hữu Lũng (đang thực hiện thủ tục đầu tư), 1 số dự án logistics như Khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hơn 20 dự án đầu tư về nông nghiệp như dự án trồng cây macca, phát triển chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp, các dự án về phát triển đô thị…

Chỉ riêng năm 2021 đến giữa tháng 5/2022, đã có 27 dự án với tổng vốn đăng ký gần 3.900 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư vào Lạng Sơn.

Bà Phùng Thị Thanh Nga, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn cũng đã thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các cấp sở ngành, qua đó lãnh đạo tỉnh có thêm nhiều kênh thông tin để nắm bắt việc xử lý, cũng như điều hành của các cấp chính quyền để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh, chỉ đạo kịp thời trong giải quyết công việc.

“Một trong những giải pháp trọng tâm đó là tập trung đào tạo cán bộ, bố trí những cán bộ trực tiếp làm việc với doanh nghiệp thì cũng đã dần chuyên nghiệp hơn về mặt tác phong, lề lối, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung vào việc xúc tiến đầu tư, làm sao để tiếp cận, thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh. Định hướng phát triển của tỉnh là mong muốn làm sao khi các nhà đầu tư lớn này họ đến thì sẽ thu hút các doanh nghiệp khác có thể nằm trong cùng chuỗi liên kết, cùng tham gia vào sự phát triển chung của địa phương” - bà Phùng Thị Thanh Nga nói.

Có biên giới tiếp giáp với Quảng Tây (Trung Quốc) có hệ thống cửa khẩu, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt thuận tiện... Lạng Sơn là một trong những địa phương có vị trí đắc địa; là đầu cầu quan trọng kết nối khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn, địa phương này đang tiếp tục quy hoạch các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn và đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, điện nước và công tác bảo vệ môi trường…

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chúng tôi hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Quy hoạch Khu Công nghiệp đô thị dịch vụ ở huyện Hữu Lũng để chúng tôi phát triển công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành khác, tăng thu ngân sách một cách ổn định trong những năm tới và cũng tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng, du lịch dịch vụ và nông nghiệp”.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, tỉnh Lạng Sơn cũng tích cực đổi mới trong đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân. Tất cả đều hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa Lạng Sơn trở thành đầu mối kinh tế động lực vùng Đông Bắc của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Môi trường kinh doanh minh bạch sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh minh bạch sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

VOV.VN-Theo Giám đốc USAID tại Việt Nam, để doanh nghiệp Việt Nam đạt lợi nhuận cao hơn, rất cần có môi trường kinh doanh minh bạch. 

Môi trường kinh doanh minh bạch sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh minh bạch sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

VOV.VN-Theo Giám đốc USAID tại Việt Nam, để doanh nghiệp Việt Nam đạt lợi nhuận cao hơn, rất cần có môi trường kinh doanh minh bạch. 

Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng chững lại
Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng chững lại

VOV.VN -“Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng là chững lại, thách thức lớn và cần khơi dậy động lực và tạo áp lực cải cách và cần sự đồng hành của nhiều bên hơn".

Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng chững lại

Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng chững lại

VOV.VN -“Cải cách môi trường kinh doanh 2 năm gần đây đang có xu hướng là chững lại, thách thức lớn và cần khơi dậy động lực và tạo áp lực cải cách và cần sự đồng hành của nhiều bên hơn".

Cải thiện môi trường kinh doanh: Kỳ vọng ở gói giải pháp “phi tài chính”
Cải thiện môi trường kinh doanh: Kỳ vọng ở gói giải pháp “phi tài chính”

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, mức độ tổn thương lớn và có thể còn kéo dài. Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi và an toàn là gói giải pháp “phi tài chính” được doanh nghiệp kỳ vọng.

Cải thiện môi trường kinh doanh: Kỳ vọng ở gói giải pháp “phi tài chính”

Cải thiện môi trường kinh doanh: Kỳ vọng ở gói giải pháp “phi tài chính”

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, mức độ tổn thương lớn và có thể còn kéo dài. Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi và an toàn là gói giải pháp “phi tài chính” được doanh nghiệp kỳ vọng.