Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam

VOV.VN - Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,9 tỷ USD.

Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ dự kiến đạt 3,9 tỷ USD, tăng 26,5% và các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ đạt 936 triệu USD, tăng 22,4% so với kết quả hoạt động của 2 tháng đầu năm 2013./.

Các mặt hàng chính của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam năm 2013. (Ảnh: Tổng cục Hải quan)

Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với con số 6,77 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2005.

Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao hơn 21,4 điểm phần trăm so với năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết quả hoạt động của một năm trước đó.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dư hàng hóa của Việt Nam trong buôn bán trao đổi thương mại với Hoa Kỳ đã vượt qua con số 10 tỷ USD, tăng 26,5% so với  năm 2009. Đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4,5 lần so với nhập khẩu dẫn đến mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường nàyđạt con số kỷ lục 18,6 tỷ USD.

Từ năm 2007 đến nay, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam trong các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên hợp quốc (UN Comtrade) và số liệu được công bố vào giữa tháng 9/2013 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ 1%).

Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ thị trường này.

Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2013 là 8,6 tỷ USD, chiếm đến 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, đánh dấu Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý hơn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm qua tăng trưởng khá mạnh mẽ, cao gấp 5 lần so với năm 2012.

Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. 

Đối với nhập khẩu, các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2013 bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu; đậu tương…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

VOV.VN -Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

VOV.VN -Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý 3/2013, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau 20 năm bỏ cấm vận
Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau 20 năm bỏ cấm vận

VOV.VN - Từ thời điểm bỏ cấm vận đến này, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp và đi vào hiệu quả thực chất.

Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau 20 năm bỏ cấm vận

Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau 20 năm bỏ cấm vận

VOV.VN - Từ thời điểm bỏ cấm vận đến này, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp và đi vào hiệu quả thực chất.