Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế
(VOV) - Năm 2012 khép lại với nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
CPI được kiểm soát tốt, lạm phát dưới 7%
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%.
Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung. |
Theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị trực tuyến với cá dịa phương, mục tiêu của năm 2013 là phải kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn (khoảng 6-6,5%).
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung. Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, đây là mức thấp hơn dự kiến (5,2%).
Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52% |
Cụ thể, mức tăng GDP từng quý như sau: quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,08%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%.
Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7% điểm phần trăm.
Theo đánh giá, mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,8% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn, và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011.
Năm 2012 là năm xuất siêu đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, với mức 284 triệu USD. |
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2012, chỉ có 3 tháng nhập siêu ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm.
Năm 2012 cũng là năm xuất siêu đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, với mức 284 triệu USD.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6 điểm phần trăm.
Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn; cà phê; cao su; hạt điều; chè. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Tại cuộc họp trực tuyết với các địa phương của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2012, ổn định tỷ giá giúp dự trữ ngoại tệ tăng từ khoảng 10 tỷ USD lên 24 tỷ USD (tương đương 12 tuần nhập khẩu).
Cán cân tổng thể dự báo đạt thặng dư kỷ lục khoảng 10 tỷ USD trong năm 2012, cao hơn rất nhiều so với các dự báo được đưa ra.
Năm 2012 cũng đã cung ứng ra thị trường một lượng lớn nội tệ mà không gây áp lực lên lạm phát, đồng thời góp phần giảm căng thẳng thanh khoản, duy trì thị trường ngoại hối, tỷ giá rất ổn định trong suốt cả năm 2012.
Đã xử lý được 39.000 tỷ đồng nợ xấu
Theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại cuộc họp báo cuối năm của ngành ngân hàng, hệ thống ngân hàng đã xử lý nợ xấu rất quyết liệt.
Cụ thể, tính đến hết tháng 11, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tự xử lý nợ xấu là khá lớn, khoảng 39.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, trước đó tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011, với con số nợ xấu là 252.000 tỷ đồng. Nếu không yêu cầu các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng thì nợ xấu có thể tăng 8-9% mỗi tháng. Tuy nhiên, đến nay, tốc độ tăng nợ xấu rất thấp khoảng 3%/ tháng, đặc biệt tháng 10 giảm 0,95%.
Đến nay, số tiền được trích lập dự phòng mà chưa sử dụng là 78,6 ngàn tỷ đồng.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, năm nay các ngân hàng đều phải trích dự phòng rủi ro rất lớn hay nói cách khác là họ phải lấy lợi nhuận để xử lý nợ xấu nên bị giảm lợi nhuận từ 30-60% tùy vào mỗi ngân hàng. Có ngân hàng tuyên bố không có thưởng. “Chuyện các ngân hàng không có gì chia cổ tức hoặc chia cổ tức rất thấp là chuyện bình thường. Hệ thống ngân hàng đã gồng mình xử lý nợ xấu bằng chính quyền lợi của các cổ đông. Năm nay trích lập dự phòng của các ngân hàng cỡ khoảng 90.000 tỷ đồng”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Những kết quả đó đã góp phần củng cố mạnh mẽ lòng tin của công chúng và các nhà đầu tư.
Trong thời gian tới, Chính phủ và NHNN sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho sự phát triển bền vững.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP.
Tín hiệu mừng cho thị trường bất động sản
Những thông tin tích cực sau buổi làm việc của Thủ tướng với hai thành phố lớn là Hà Nội là TP HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã dấy lên niềm hy vọng cho các nhà đầu tư: Bức tranh đầy màu tối của thị trường nhà đất năm 2012 sắp đi qua.Thủ tướng cơ bản đồng tình các đề xuất đưa ra tại cuộc họp và cho biết Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản.
Sau nhiều thông tin tích cực này, cổ phiếu BĐS đã tăng mạnh, làm sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường.
Báo cáo của 58/63 địa phương cho thấy hiện tồn đọng 20.851 căn hộ chung cư, 5.176 căn thấp tầng, 1,89 triệu m2 đất nền, 64.847 m2 văn phòng cho thuê |
Năm 2012, thị trường bất động sản diễn ra với bức tranh tối màu với những áp lực trả nợ ngân hàng, thị trường yếu về thanh khoản,… khiến xu hướng bán tháo, bán giảm giá, chiết khấu lớn trên thị trường bất động sản diễn ra sôi động.
Phân khúc căn hộ đã mất giá khoảng 20% so với thời điểm cuối năm 2011.
Giá đất biệt thự, liền kề cũng giảm khá mạnh khoảng 30% so với năm ngoái.
Vốn bị siết, thị trường giao dịch èo uột, hàng loạt công trình nhà ở tại Hà Nội dở dang, có những dự án vốn đầu tư tỷ USD trở thành bãi đất hoang nhiều năm qua.. Một số chủ đầu tư đã phải quyết định dừng dự án chờ thời cơ mới.
Báo cáo của 58/63 địa phương cho thấy hiện tồn đọng 20.851 căn hộ chung cư, 5.176 căn thấp tầng, 1,89 triệu m2 đất nền, 64.847 m2 văn phòng cho thuê, với tổng số vốn ước tính là 52.542 tỷ đồng. Theo nhiều chuyên gia, phải mất từ 5-7 năm mới tiêu thụ hết đống hàng tồn kho này.
Báo cáo của Bộ Xây dựng trích dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 31/10, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011.
Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém
Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 tổ chức tín dụng, bên cạnh việc tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong số 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu thì đã có 3 ngân hàng hợp nhất trong năm 2011 là SCB – Đệ Nhất – Tín Nghĩa.
Năm 2012 thêm một vụ sáp nhập thành công là Habubank – SHB vào ngày 28/8. Đến nay, hoạt động của SHB đã dần đi vào ổn định sau khi lỗ hơn 1.100 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Ngân hàng TienPhongBank cũng đã tự tái cơ cấu thành công hồi tháng 6 sau khi tập đoàn DOJI chi tiền mua lại 20% cổ phần.
Hai vụ “đổi chủ” đình đám trong ngành ngân hàng năm nay là ngân hàng Sacombank và TienPhongBank.
HĐQT của ngân hàng Sacombank thay đổi hoàn toàn, trong đó có 4 người mới đến từ ngân hàng Phương Nam. Ban Giám đốc bổ nhiệm mới 11 phó TGĐ và 1 Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật chuyển từ ông Đặng Văn Thành sang ông Phan Huy Khang.
Trong năm, một loạt các cổ đông cá nhân và tổ chức của Sacombank thoái vốn hoàn toàn khỏi nhà băng này. Những ngày cuối năm, con của phó chủ tịch HĐQT Trầm Bê tiếp tục thoái toàn bộ 48 triệu cổ phần tức 4,93% tại Sacombank.
Ngoài ra, còn một số ngân hàng thay đổi cơ cấu cổ đông lớn như Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho của Nhật thu về 11.800 tỷ; ACB thoái vốn khỏi Eximbank và KienLongBank thu về 4.500 tỷ...
Phanh phui, khởi tố không ít cán bộ ngân hàng
Các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của không ít các cán bộ ngân hàng liên tục bị phanh phui, khởi tố.
Nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên |
Vụ việc khiến dư luận đặt biệt chú ý là nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Tiếp đến là vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm. Vụ án đã kết thúc điều tra với 17 bị can bị khởi tố.
Vụ việc công ty cho thuê tài chính II thuộc Agribank gây thất thoát 3.600 tỷ đồng bị phanh phui hồi năm ngoái và hiện vẫn còn nợ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hơn 1.000 tỷ đồng, cùng với nhiều vụ điều tra, khởi tố, xét xử các cán bộ nhân viên của nhà băng này cũng là sự việc thu hút sự chú ý trong năm nay./.